Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 YÊU CHO ĐẾN CÙNG

Go down 
Tác giảThông điệp
mariatigon
Tiểu Thiên Thần
Tiểu Thiên Thần



Tổng số bài gửi : 282
Points : 846
Rep power : 0
Join date : 14/03/2012

YÊU CHO ĐẾN CÙNG Empty
Bài gửiTiêu đề: YÊU CHO ĐẾN CÙNG   YÊU CHO ĐẾN CÙNG I_icon_minitimeFri Mar 29, 2013 6:50 am

YÊU CHO ĐẾN CÙNG
(Ga 13,1-15)

Thánh lễ Tiệc Ly được cử hành để tôn vinh tình yêu của Đấng Cứu Thế. Người “vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình đang còn ở thế gian. Người đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).

YÊU CHO ĐẾN CÙNG Giesu_rua_chanĐể làm chứng cho tình yêu đến cùng đó, Đức Kitô đã làm hai việc này: Một là lập Phép Thánh Thể, dấu chỉ của tình yêu tự hiến tế: thân Người bị nộp, máu Người bị đổ ra. Hai là rửa chân cho các môn đệ, dấu chỉ của tình yêu phục vụ.

1. Yêu cho đến cùng
Tình yêu đến cùng của Đức Kitô không chỉ dừng lại ở Bữa Tiệc ly, nhưng còn được tiếp tục lên tới đỉnh cao trên đồi Gôngôtha.

Trong những giờ tới, Đức Kitô bước vào cuộc thương khó. Các cơn thử thách dữ dội về tình yêu khiêm hạ thi nhau giầy vò thân xác Người: những ghen tuông độc ác đến từ các thượng tế và kỳ lão, những mị dân ác độc vô trách nhiệm đến từ vua quan, những nông nổi nhẹ dạ đến từ dân chúng, những ham lợi, ham tiền đến từ Giuda, người thân tín, những hèn nhát đến từ các môn đệ… Trong những giông tố dữ dằn đó, tình yêu khiêm hạ của Đức Kitô bị thách thức đến cực độ.

Mặc dầu vậy, Đức Kitô vẫn yêu thương đến cùng, vẫn khiêm tốn đến cùng, vẫn hiến tế đến cùng. Để đáp lại muôn vàn khổ đau bất công đổ trên Người, Người chỉ khẩn khoản van nài Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng lầm, không biết việc chúng làm” (Lc 23,34).

Hơn nữa, Người vẫn một mực khiêm nhường phó thác: “Lạy Cha, xin đừng theo ý con, nhưng xin hãy làm theo ý Cha” (Lc 22, 42). Và sau cùng, Đức Kitô đã kết thúc cuộc đời dương thế đầy gian truân, thử thách cam go bằng cách phó thác mình cho tình yêu của Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46).

Tình yêu đến cùng của Đấng Cứu Thế là như vậy. Và đó mới là tình yêu có sức cứu độ.

2. Đem tình yêu vào cuộc sống
Hôm nay, kỷ niệm tình yêu cao cả đó, nếu chỉ nhớ lại mà thôi thì không đúng ý của Chúa Giêsu. Điều đẹp ý Chúa là đem tình yêu của Người vào cuộc sống hôm nay.

Trước hết hãy nhận ra Đức Kitô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn, để tái diễn lại tình yêu của Người. Trong một cộng đoàn, khi chúng ta thấy có những người khiêm tốn, hy sinh chính mình để phục vụ cộng đoàn; có những người siêng năng cầu nguyện cho kẻ khác; có những người tha thứ bao dung; có những người luôn từ bỏ ý riêng, sống hoàn toàn phó thác nơi Chúa, thì chúng ta hãy nhận ra chính Đức Kitô đang sống trong họ và đang làm cho tình yêu của Người trong cộng đoàn được triển nở và trổ sinh hoa trái. Đời sống của họ là dấu chỉ để người khác nhận biết Đức Kitô: “xem quả thì biết cây” và “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con thương yêu nhau” (Ga 13,35).

Thứ đến, đem tình yêu của Đức Kitô vào cuộc sống hôm nay còn là cố gắng thực thi lời Người dạy và theo gương Người đã làm. Hãy làm như Người đã làm: “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13,15). Thánh Giacôbê cũng nhắc đến sự cần thiết của việc làm cụ thể để minh chứng cho đức tin: “Thưa anh em, nếu ai nói mình có đức tin song không làm việc theo đức tin thì có ích gì không? Giả như có anh chị em nào không có quần áo mặc và thiếu của ăn hàng ngày mà nói với người ấy rằng: Hãy đi về bình an, hãy sưởi cho ấm, hãy ăn cho no nhưng chẳng chịu giúp đỡ những sự cần thiết về phần xác thì nào ích chi. Đức tin cũng vậy, đức tin không có việc làm là đức tin chết”.

Vâng! Lòng tin phải được thể hiện qua việc làm. Tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em cũng cần phải được thể hiện cách cụ thể qua việc làm. Tình yêu chính là động lực thôi thúc chúng ta hành động. “Hãy yêu, rồi muốn làm gì thì làm!” (Augustino).

Giữa nói và làm đôi khi có một khoảng cách không vượt qua được. Nói rằng mình yêu mến Chúa thì dễ, nhưng khi ta thể hiện cụ thể tình yêu đó thì quả thật là khó. Nở một nụ cười tha thứ cho một người vừa xúc phạm đến mình, hay giúp người bị ghẻ lở đầy mình đi tắm, hoặc săn sóc cho một bệnh nhân khó tính… Tất cả đều là những thách thức đối với tình yêu và lòng đạo đức đích thực cho người môn đệ Chúa Giêsu.

Sellahuk là một giáo sư người Canada; trong một buổi chiều mùa hè, Sellahuk làm việc thiện nguyện với mẹ Têrêxa Calcutta để giúp người nghèo ở Ấn độ. Ngày kia cô được nhờ tắm cho một người đàn bà đầy ghẻ lở, cô rùng mình ghê tởm việc đó, nhưng rồi cô nhớ lại lời mẹ Têrêxa nói: “Khi con đụng chạm đến người nghèo là con đụng chạm đến chính Chúa Giêsu”. Và cô đã không còn thấy khó khăn khi tắm rửa cho người đàn bà ghẻ chốc đó nữa.

Trong thánh lễ Tiệc Ly này, ngày Chúa thiết lập Bí tích Tình yêu, Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết siêng năng đến với Chúa trong Bí tích Thánh thể để có đủ tình yêu và sức mạnh mà thực hiện những điều đẹp lòng Chúa, thực thi giới luật mến Chúa và yêu thương anh chị em như Chúa đã nêu gương cho chúng ta.Amen.

Lm. FX. Nguyễn Phạm Hoài Thương
Về Đầu Trang Go down
 
YÊU CHO ĐẾN CÙNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» HÃY CÙNG TÔI
»  YÊU CHO ĐẾN CÙNG
» Hạt Mưa Cuối Cùng
» Các giáo hoàng cũng dí dỏm (hay le'm) ^.^
» GIÚP LỄ VÀ CA ĐÒAN NHỎ VUI HÈ CÙNG CÁC THẦY

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Bài Giảng-
Chuyển đến