Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ngọn lửa Phục Sinh còn cháy mãi

Go down 
Tác giảThông điệp
mariatigon
Tiểu Thiên Thần
Tiểu Thiên Thần



Tổng số bài gửi : 282
Points : 846
Rep power : 0
Join date : 14/03/2012

Ngọn lửa Phục Sinh còn cháy mãi Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngọn lửa Phục Sinh còn cháy mãi   Ngọn lửa Phục Sinh còn cháy mãi I_icon_minitimeSun Apr 08, 2012 7:40 pm


Hôm nay các tờ lịch trên phần
đông của thế giới đều đồng thanh gọi tên : NGÀY CHÚA NHẬT (Lord’ Day,
Dominica, Domenica, Domingo, Dimanche…), Ngày mà cách đây 2000 năm
trước, khi Kitô giáo chưa xuất hiện trong thế giới nầy thì người ta vẫn
gọi tên là “Ngày Thứ Nhất” hay “Ngày Mặt Trời” (Sunday). Tuy nhiên, kể
từ cái buổi sáng Tinh mơ “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, khi các phụ nữ thân
quen của Thầy Giêsu đến thăm mộ Thầy chỉ thấy “Mồ Trống”, các thiên
thần báo tin Thầy đã sống lại…; rồi các “ngày thứ nhất tiếp sau”, Đức
Kitô phục sinh đã hiện đến gặp các môn sinh…Cứ như thế, cuộc gặp gỡ của
các kitô hữu ban đầu diển ra đều đặn vào “ngày thứ nhất trong tuần” và
họ đã gọi ngày của cuộc họp mặt đặc biệt đó là “Ngày của Chúa”. Kể từ đó
Ngày của Chúa, Chúa Nhật đã đi vào nhịp sống của loài người….

Hôm nay cộng đoàn chúng ta đang sống lại cái “Ngày Thứ Nhất” kỳ diệu và thân thương đó.

Người Châu Phi có câu ngạn ngữ : "Khi ta nhớ đến một người nào, thì
người ấy sống lại, hiện diện ở giữa ta". Đối với niềm tin Kitô giáo,
việc tưởng niệm Chúa Kitô chết và sống lại chính là hành vi nền tảng.
"Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Và một khi Cộng đoàn Dân
Chúa họp nhau tưởng niệm Chúa Ki-tô thì Ngài có mặt ở đó. Tuy nhiên, để
sống “sự hiện diện đặc biệt nầy”, để cảm nghiệm thực sự một “Đức Kitô
phục sinh đang có mặt”, cộng đoàn Dân Chúa đã bắt đầu từ những “Lời
Chứng” sống động về Đấng Phục sinh, từ những chứng nhân đã gặp gỡ, đã
sống, đã lãnh nhận sứ mệnh, đã đồng hành với chính Đấng Phục sinh. Vì
thế, niềm tin phục sinh, tin mừng Phục sinh trước hết là “một lời
chứng”.


BĐ 1: Sách CVTĐ, qua kinh nghiệm bản thân và của chính cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, thánh Phêrô đã mạnh mẽ làm chứng :


“Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng
dân do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người trên cây gỗ mà
giết đi. Ngày thứ ba Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người
xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những
chứng nhân Thiên chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã
được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại”


Cùng với Phêrô, mọi Tông đố khác, các bài giáo lý đầu tiên của Kitô giáo
do các Ngài thực hiện, niềm tin nguyên thủy mà các Ngài muốn chuyển tải
cho thế giới, giản đơn, chỉ là “Đức Kitô đã chết và đã sống lại”.


“Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấytận mắt, điều chúng tôi
đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả
vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi
loan báo cho anh em sự sống đời đời…” (1 Ga 1,1-2)


Phaolô, một tông đồ trở lại cũng đã dõng dạc :


“Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng nầy : điều
Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta
là con cháu các Ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã
chép trong thánh vịnh 2 : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh
ra Con”. (Cv 13,32-33)


Tuy nhiên, nếu những lời khẳng định trên chỉ thuần túy là do óc tưởng
tượng của con người, hay do một âm mưu tinh quái đạo diễn, thì hỏi thử
liệu 2000 năm nay, sự thật về sự kiện Phục Sinh có khả năng trụ vững
không giữa dòng chảy khắc nghiệt của lịch sử con người ? Thế mà chân lý
ấy vẫn không ngừng được thuyết phục, sự thật huyền nhiệm ấy cứ mãi mãi
là điểm tựa, là hứng khởi, là hy vọng, là niềm tin của bao thế hệ con
người. Điều đó, chỉ có thể cắt nghĩa được : bên sau Lời chứng ấy, bên
trong Tin Mừng ấy, ở giữa câu chuyện phục sinh ấy, mồ trống ấy, có một
Đấng Phục Sinh đang thực sự hiện diện trong quyền năng vĩnh cửu của
Ngài. Vâng, Kitô giáo chính là Đức Giêsu-Kitô đang hiện diện, Kitô giáo
chính là cuộc gặp gỡ giữa con người và một Đấng Phục Sinh, một cuộc gặp
gỡ đã trở thành cốt yếu của đức tin, của việc tôn thờ, của định hướng
sống. và như thế, cử hành mầu nhiệm Phục Sinh hôm nay chính là : nhận ra
và gặp gỡ Đức Kitô phục sinh, như cách diển tả của Cha Võ Tá Khánh tức
thi sĩ Trăng Thập Tự với những dòng suy niệm thâm thuý sau :


…Nếu hôm qua tôi đã tin

là vì Ngài đã sống lại.
Nếu hôm nay tôi đang theo Ngài,
là vì Ngài đang ở bên tôi.
Và nếu mai đây tôi ra đi,
là vì Ngài đang đứng đợi.
Ôi Đấng Phục sinh !
Khắp nơi
mọi thời
trẻ mãi…..
Khi anh em khốn cùng,
Thì Ngài đang ở đó.
Khi anh em thất vọng,
Ngài vẫn ở bên.
Khi anh em hân hoan
Ngài vẫn không vắng mặt.
Đức Kitô phục sinh sẽ đến gặp ta
miễn sao ta chưa quên hẳn Ngài.

Còn nói đến Ngài như hai lử khách.


Còn nhớ đến anh em Ngài như Tôma

Miễn sao ta còn vướng vất

một vết tích nào đó về Ngài trong ký ức


Thì Ngài vẫn còn đến gặp ta

Thì Ngài còn đến đồng bàn với ta….

Nhận ra, gặp gỡ thôi chưa đủ. Sông trọn vẹn mầu nhiệm Phục Sinh là “lên
đường loan báo, là can đảm ra đi thực thi mệnh lệnh của Thầy Chí Thánh :
“Các con hãy là chứng nhân cho Thầy…”.


Quả thật, sau khi đã đón nhận Tin Mừng Phục sinh, các Tông đồ đã ra đi
và loan báo sứ điệp tuyệt vời nầy cho thế giới. Lời giảng đầu tiên của
Phê-rô, Gioan, Gia-cô-bê, An-rê, Phao-lô…và tiếp nối sau đó, hàng hàng
lớp lớp các thế hệ Kitô hữu, cốt lỏi chỉ là : Đức Kitô Tử nạn và đã Phục
Sinh.


Mà không chỉ bằng lời rao giảng suông. Đi liền với những lời loan báo đó
chính là “lời minh chứng bằng nhục hình, bằng bách hại, bằng chính mạng
sống”. Xem ra, cái “tin mừng” của người phụ nữ hoàn lương Mai-đệ-Liên
vào buổi sáng tinh mơ của “Ngày Thứ Nhất” năm nào tại xứ Giuđêa đã mang
theo bao nhiêu hệ lụy, đã làm chuyển rung cả thế giới, đã hoán cải biết
bao nhiêu con người và đã làm rực sáng lên niềm hy vọng ngút ngàn cho
cuộc đời nhân thế.


Hội Thánh hôm nay, chúng ta bây giờ cũng tiếp tục lời loan báo cốt yếu
đó bằng chính một cuộc đời tràn ngập niềm vui phục sinh, bằng chính niềm
hy vọng cứu rỗi xuyên qua bao nhiêu nước mắt và đắng cay của cuộc sống,
bằng chính con tim yêu thương biết không ngừng quảng đại cho đi và phục
vụ… bằng chính sự “chết đi’ mỗi ngày cho cái tôi ích kỷ, dục vọng, thấp
hèn để “sống lại” từng ngày cho bác ái yêu thương và những giá trị của
Tin Mừng Bát Phúc ; và như thế, Tin Mừng Chúa sống lại phát xuất từ “Mồ
Trống” của “Ngày Thứ Nhất trong tuần” được Phụng Vụ tái diễn hôm nay,
mãi mãi có sức mạnh để thuyết phục con người quay về với Thiên Chúa, với
Đấng Phục Sinh.


Và như thế, lời chúc phục sinh sau cùng của chúng ta hôm nay đó là : ước
gì niềm tin phục sinh nơi mỗi người chúng ta sẽ như cây nến Phục sinh
cháy mãi như lời ước nguyện ban đầu của bài ca Exultet :


“Ước gì ngọn lửa còn cháy mãi,

Lúc xuất hiện Sao Mai :
Một vì sao không bao giờ lặn,
Là Đức Kitô, Con yêu quí của Cha,
Đấng từ cõi chết sống lại,
Đem ánh sáng thanh bình soi chiếu vạn dân.
Người hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen”.


LM. Giuse Trương Đình Hiền
Về Đầu Trang Go down
 
Ngọn lửa Phục Sinh còn cháy mãi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LỄ PHỤC SINH NĂM ẤY
» Niềm vui Phục Sinh
» CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH
» Trứng Phục Sinh
» Nghĩ về ông Giu-đa trong đêm Lễ Phục Sinh.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Bài Giảng-
Chuyển đến