Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 chủ nhật là ngày của chúa

Go down 
Tác giảThông điệp
phuonghoang1012
Thành viên Nhiệt tình
Thành viên Nhiệt tình
phuonghoang1012


Tổng số bài gửi : 60
Points : 101
Rep power : 0
Join date : 26/02/2011

chủ nhật là ngày của chúa Empty
Bài gửiTiêu đề: chủ nhật là ngày của chúa   chủ nhật là ngày của chúa I_icon_minitimeThu Jun 16, 2011 3:28 pm

CHỦ NHẬT LÀ NGÀY CỦA CHÚA

NGÀY CỬ HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN

CÔNG TRÌNH TAO DỰNG




Trong thánh lễ Đêm Vọng Phục Sinh, Lời Chúa đã chiếm một vị trí rất quan trọng, và bài đầu tiên luôn được đọc lên lại chính là những trang đầu của sách Sáng Thế, kể về cuộc tạo dựng của Thiên Chúa. Quả thực, công trình tạo dựng có mối tương quan rất chặt chẽ với Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.



1-Chủ nhật là ngày cử hành liên quan đến công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Chúng ta phải hiểu như thế nào?

Dưới ánh sáng của Đức Kitô Phục Sinh và chính mầu nhiệm Ngài là Con hằng hữu của Chúa Cha, những trang đầu của Kinh Thánh đã gửi đến chúng ta sứ điệp nói về kế hoạch của Thiên Chúa trong việc tạo dựng vũ trụ. Ở đó, Đức Kitô là nguồn gốc và là cứu cánh. Đây là điều đã được Thánh Gioan quả quyết trong lời tựa sách Tin Mừng của mình rằng: “Nhờ Ngài, vạn vật được tạo thành và không có Ngài thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,3). Và Thánh Phaolô cũng ghi nhận khi viết cho tín hữu Colôsê: “Vì trong Ngài, muôn vật được tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Tất cả đều được tạo dựng nhờ Ngài và cho Ngài”(Cl 1,16). Quả thế, sự hiện diện của Chúa Con trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa đã được mạc khải đầy đủ trong mầu nhiệm Vượt Qua. Nơi đó, Đức Kitô Phục Sinh đã thật sự khai mở cuộc tạo dựng mới và mở ra con đường mà chính Ngài sẽ hoàn thành trong cuộc trở lại vinh quang của mình: “Lúc Ngài trao vương quyền lại cho Thiên Chúa Cha… để Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi loài” (1Cr 15,24.28). Chính ngày Phục Sinh củaĐức Kitô nhắc nhớ chúng ta công trình tạo dựng lần thứ nhất (DD Cool.



2-Vậy Đức Kitô có phải là trung tâm của “cuộc tạo dựng” không?

Đúng thế! Ngay từ đầu, viễn cảnh qui về Đức Kitô là trung tâm của cuộc tạo dựng được trải dài trong suốt thời gian của lịch sử, cho đến khi Ngài hoàn tất công việc của mình. Ngài đã chúc lành cho ngày thứ bảy và Ngài đã thánh hoá nó (St 2,3). Từ đó đã phát sinh “ngày sabbat”. Ngày này mang tính chất của một giao ước đầu tiên, báo trước ngày linh thiêng thánh thiện của giao ước mới mà sau này không được thay đổi (Xh 4,9) (DD Cool



3-Ngày “sabbat” là ngày gì?

- Theo Kinh Thánh, Sabbat là ngày thứ bảy trong tuần lễ sáng tạo. Thiên Chúa dựng nên trời đất muôn vật trong sáu ngày và ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi (St 2,2-3). Còn theo tiếng Do Thái, Sabbat cũng là ngày thứ bảy trong tuần, có nghĩa là nghỉ ngơi. Trong ngày nghỉ này, chính Đức Kitô đã thực hiện bằng cuộc sống lại của Ngài và mời gọi Dân Thiên Chúa cũng thực hiện như thế trong sự vâng phục hiếu thảo của mình. (Dt 4,3-16) (DD 9-10)



4-Tại sao gọi “ngày sabbat như ngày nghỉ vui của Đấng Tạo Hóa”?

Người ta không thể giải thích việc Chúa nghỉ theo nghĩa thông thường là “không hoạt động”. Thiên Chúa không bao giờ ngừng hoạt động. Chính Chúa Giêsu đã lưu ý nhắc nhở điều này khi đề cập đến giới luật giữ ngày sabbat: “Cha tôi vẫn làm việc thì tôi cũng vẫn làm việc” (Ga 5,17). Việc Chúa nghỉ ngày thứ bảy nhấn mạnh đến tính cách trọn vẹn của cuộc tạo dựng đã hoàn thành và phần nào diễn tả việc Chúa tạm ngừng trước công trình rất hoàn hảo do tay Ngài thực hiện để ngắm nhìn công trình đó bằng một ánh mắt đầy niềm vui vẻ thoả mãn, đặc biệt hướng về con người là đỉnh cao của công trình sáng tạo. (DD 11)



5-Có sự liên hệ nào giữa chương trình tạo dựng và chương trình cứu độ của Thiên Chúa?

Trong dự tính của Đấng Tạo Hoá, giữa chương trình tạo dựng và chương trình cứu độ có một sự phân biệt nhưng cũng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hai chương trình đó. Cựu Ước đã chú ý đến điểm này khi đặt luật về ngày “Sabbat’ liên kết không những với việc “nghỉ” của Chúa sau những ngày tạo dựng (Xh 20,8-11), mà còn cả với sự cứu độ Chúa ban cho dân Israel sau khi giải phóng họ thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập (Đnl 5,12-15). Đây chính là đặc tính của mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Ngài như một người chồng đối với người vợ mà các tiên tri thường dùng để diễn tả. (x. Hs 2,16-24;Gr 2,2; Is 54,4-Cool ;(DD 12)



6-Chúng ta hiểu như thế nào về việc Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và Ngài đã thánh hoá nó? (St 2,3)

Có sự phân biệt ngày này với tất cả các ngày khác với mục đích để nó thực sự là “ngày của Chúa”. Trong ngày này, Thiên Chúa đã thánh hoá bằng một lời chúc phúc đặc biệt. Đây là cuộc đối thoại tình yêu ở mức độ cao nhất giữa Đấng Tạo Hoá với con người và con người trở thành tiếng nói thay cho mọi loài thụ tạo để dâng lên Chúa bài ca của mình. Ngày của Chúa hiện diện như thế nhằm nhắc nhở rằng: vũ trụ và lịch sử thuộc về Chúa và con người chỉ được thánh hoá nhờ cộng tác với Đấng Tạo Hoá trong một thế giới rất ít ý thức về chân lý này (DD 13-14)



7-Vậy trong ngày sabbat, con người phải làm gì?

- Con người phải “tưởng nhớ” để “thánh hoá”. Trong sách Xuất Hành đã ghi như sau: “Ngươi hãy nhớ ngày sabbat để thánh hoá ngày ấy” (Xh 20,Cool, vì “trong sáu ngày, Chúa đã làm nên trời đất, biển và tất cả mọi sự trong các nơi ấy, nhưng Ngài đã nghỉ ngày thứ bảy và đã thánh hoá nó” (Xh 20,11). Việc phải làm trong ngày này là “tưởng nhớ” công trình tạo dựng.

- Việc “tưởng nhớ’ những kỳ công Chúa đã thực hiện được liên kết với việc nghỉ ngơi ngày sabbat còn xuất hiện trong sách Đệ Nhị Luật (5,12-15), nói về việc giải phóng dân Chúa thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập: “Ngươi hãy nhớ rằng ngươi đã từng làm nô lệ ở đất Ai Cập và Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi đã đem ngươi ra khỏi đó bằng cánh tay mạnh mẽ. Vì thế, Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi mừng ngày sabbat” (Đnl 5,15)

Vậy sự tưởng nhớ này phải làm cho đời sống đạo đức của con người được sinh động và dẫn đến sự nghỉ ngơi trong ngày đó. Nhưng trước hết sự nghỉ ngơi không phải chỉ là sự “ngừng” việc, mà là sự “cử hành” những kỳ công do Chúa thực hiện. Chính vì thế, việc nghỉ ngơi này mang một giá trị thánh thiêng, đó là nghỉ trong Thiên Chúa, đang khi dâng lên Ngài toàn thể loài thụ tạo, bằng việc ca ngợi, cảm tạ, lòng hiếu thảo và tình bạn thân thương. (DD 15,16). Nhờ thế mà con người mới cảm nghiệm được niềm vui dạt dào của Đấng Tạo Hoá sau khi đã tạo thành muôn loài và thấy mọi sự mình tạo nên “thật là tốt đẹp!” (St 1,31) (DD 16-17)



8-Có sự tiếp nối nào “từ ngày sabbat đến ngày chủ nhật”?

Điều Thiên Chúa thực hiện trong cuộc tạo dựng và điều Ngài thực hiện cho dân Ngài trong cuộc xuất hành đã đạt tới sự hoàn thành trong cái chết và sự sống lại của Đức Kitô. Dĩ nhiên, sự hoàn thành này chỉ biểu lộ cách trọn vẹn trong ngày tận thế khi Đức Kitô trở lại trong vinh quang. Ý nghĩa “thiêng liêng” của ngày sabbat chỉ được thể hiện đầy đủ nơi Đức Kitô, được tháp nhập và được khám phá trọn vẹn trong sự Phục Sinh của Đức Kitô (2Cr 4,6). Từ ngày “sabbat”, chúng ta bước sang “ngày đầu tiên sau ngày sabbat”(Ga 20,1). Từ ngày thứ bảy, chúng ta bước sang ngày đầu tiên: ngày của Chúa trở thành ngày của Đức Kitô. (DD 18). (còn tiếp)



Lm. Vinc Nguyễn Văn Thanh
Về Đầu Trang Go down
 
chủ nhật là ngày của chúa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lời Chúa Mỗi Ngày - Chủ Nhật 21 Thường NiênC
» NGÀY 17.04.2011 CHÚA NHẬT LỄ LÁ (AN THỚI)
» NGÀY 17.04.2011 CHÚA NHẬT LỄ LÁ (DƯƠNG ĐÔNG)
» Giáo Lý Phúc Âm - CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM C - ngày 24.3.2013
» Lời Chúa trong Chúa Nhật 28 thường niên năm A

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Giáo lý-
Chuyển đến