Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Thư Mục Vụ Đức Giám Mục Giáo Phận tháng 5 & 6/2011

Go down 
Tác giảThông điệp
thu_thao8945
Thành viên Tích Cực
Thành viên Tích Cực
thu_thao8945


Tổng số bài gửi : 180
Points : 391
Rep power : 7
Join date : 20/07/2010

Thư Mục Vụ Đức Giám Mục Giáo Phận tháng 5 & 6/2011 Empty
Bài gửiTiêu đề: Thư Mục Vụ Đức Giám Mục Giáo Phận tháng 5 & 6/2011   Thư Mục Vụ Đức Giám Mục Giáo Phận tháng 5 & 6/2011 I_icon_minitimeSat Apr 30, 2011 9:26 am

THƯ MỤC VỤ

Đức Giám Mục Giáo Phận

Tháng 5 & 6 năm 2011

GIÁO DỤC THIẾU NHI


“Chúa đã sống lại rồi, Alleluia, Alleluia, Alleluia!”

Anh chị em thân mến,

Trong niềm vui phục sinh, tôi thân ái gửi đến các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, và toàn thể cộng đoàn dân Chúa lời chào chúc bình an, cùng với phép lành của Chúa Kitô Phục Sinh.

Chúng ta đang bước vào tháng năm, quen gọi là tháng Hoa kính Đức Mẹ. Theo truyền thống tốt lành, chúng ta thường tổ chức cho các em thiếu nhi dâng hoa kính Đức Mẹ. Tháng năm cũng là tháng các học sinh kết thúc một niên học để nghỉ hè. Và ngày 15 tháng năm nay là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành cầu nguyện cho Ơn thiên triệu trong Giáo Hội.

Trong bối cảnh này, thư mục vụ tháng năm sẽ được đề cập đến việc giáo dục thiếu nhi, vì giáo dục và đào tạo phải là sứ mạng của Giáo Hội, và vì đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai. Ước mong những gợi ý trong thư mục vụ sẽ là chất liệu cho các mục tử, các bậc phụ huynh, các giáo lý viên, và các giáo viên công giáo suy tư và đề ra kế hoạch cho sứ mạng giáo dục thế hệ con em của chúng ta.

Trước hết, cùng với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và với sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa 2010, giáo phận Long Xuyên quan ngại về nền giáo dục hiện tại, đặc biệt là về kết quả của giáo dục đạo đức. Như anh chị em cũng đã biết về công tác giáo dục đạo đức tại nhà trường; ở giai đoạn mẫu giáo là giáo dục lễ giáo; ở giai đoạn tiểu học là môn đạo đức; ở giai đoạn trung học là môn giáo dục công dân. Tuy nhiên, nhiều người nhận định rằng, chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách cho học sinh. Tại lớp học, giáo viên thường chỉ lo truyền thụ kiến thức. Tại gia đình, vì cha mẹ lấy lý do bận công ăn việc làm, nên không quan tâm đúng mức đến việc giáo dục. Còn tại xã hội thì đầy dẫy những cạm bẫy, những gương mù gương xấu tinh vi biến tuổi trẻ thành nô lệ dưới nhiều hình thức. Thật vậy, xã hội đã và đang lên tiếng báo động về tình trạng quay cóp trong thi cử, về tỷ lệ học sinh lừa dối cha mẹ, thầy cô, về tỷ lệ thiếu niên phạm pháp, ngày càng cao. Báo chí và các cơ quan truyền thông cũng phản ánh nhiều vụ học trò đánh thầy cô, học trò chia băng nhóm thanh toán nhau ngay trước cổng trường, có em còn quay video clip rồi đưa lên mạng, nhiều em sa vào nghiện hút, vi phạm pháp luật. Chúng ta đang chứng kiến những biểu hiện thanh thiếu niên sống hưởng thụ, coi nặng vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ… Đây là bằng chứng của một nền giáo dục mất định hướng và tụt hậu thê thảm so với xu hướng của thời đại.

Trong bối cảnh giáo dục như trên, giáo phận chúng ta cần ý thức và quan tâm nhiều hơn đến sứ mạng giáo dục các thiếu nhi trong giáo phận.

Điều quan trọng là giáo phận ý thức được mục tiêu của việc giáo dục. Theo tuyên ngôn về giáo dục của công đồng Vaticanô II, thì: “mục tiêu tối hậu của nền giáo dục chân chính là đào tạo con người đạt được mục tiêu tối hậu, cũng như lợi ích của các xã hội, mà con người là thành viên và họ sẽ tham gia phục vụ khi đến tuổi trưởng thành” (Tuyên ngôn về giáo dục số 1). Như vậy, tương lai con người không được định nghĩa bằng trình độ kiến thức, lại càng không phải bằng học vị, nhưng chủ yếu là từ ý thức về tính độc đáo của cá nhân trong cộng đồng, để phát huy những khả năng phân định những giá trị, khả năng sáng tạo, khả năng lãnh nhận trách nhiệm, khả năng liên đới xã hội, và khả năng quyết định một cách tự do với ý thức trách nhiệm đối với lương tâm và đối với xã hội.

Để chu toàn sứ mạng giáo dục đức tin, trong thực tế của xã hội tại miền đồng bằng sông Cửu Long, giáo phận cần có đường hướng mục vụ và tu đức.

Trước hết, sứ mạng giáo dục của Giáo Hội chủ yếu là giới thiệu Chúa Giêsu; chính Ngài dạy một con đường giúp con người biến đổi. Theo đó, giáo dục của Giáo Hội như một cuộc hành trình để lên đường, để kiếm tìm, và để biến đổi theo mô hình của Đức Kitô dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Đây là cuộc hành trình lên đường để khai mở trí tuệ và tâm linh, nhờ đó, với ơn Chúa Thánh Thần, con người có thể nhận biết và yêu mến Thiên Chúa như Chúa Kitô. Ở đây, chính Chúa Giêsu “là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Như vậy, giáo phận tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô như người gieo giống (Mt 13,3-9) trong những thửa đất là tâm hồn con người.

Đây còn là một cuộc kiếm tìm về tuyệt đối để thoả mãn khát vọng thẳm sâu của con người, “Chúa đã dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con còn xao xuyến mãi cho tới khi được nghỉ yên nơi Ngài” (thánh Augustinô). Theo đó, Giáo Hội trở thành người huớng đạo hướng dẫn con người dấn thân vào cuộc kiếm tìm kho báu (Mt 25,14-30) là chính Nước Thiên Chúa, “nước của công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).

Và đây cũng còn là một biến đổi theo sứ điệp của Chúa Giêsu: “Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 4,17). Cuộc biến đổi này là một hành trình dài bằng cả cuộc đời. Trong cuộc hành trình biến đổi này, Giáo Hội đóng vai trò của người đồng hành như Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Em-mau (Lc 24,13-35) để con người có thể luôn trung thành với ơn gọi của đời mình.

Theo ý nghĩa này, trong sứ mạng giáo dục, giáo phận đang đối diện với con người như một huyền nhiệm, huyền nhiệm tự do, huyền nhiệm ơn thánh, và huyền nhiệm ơn gọi. Vì thế, các nhà giáo dục trong giáo phận, cụ thể là giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, các giáo lý viên, các bậc phụ huynh, phải luôn ý thức rằng trước khi là người giáo dục, mình phải là học trò của Chúa Thánh Thần, để soi mình vào gương mẫu của Chúa Kitô, và nhờ đó được đào tạo và tự đào tạo mình.

Ngoài ra trong sứ mạng giáo dục, cụ thể là cho thiếu niên của giáo phận, giáo phận đề ra chương trình mục vụ với niềm xác tín, “Thiên Chúa là linh hồn của giáo dục” (ĐGH Benedictô XVI) và với cái nhìn của ĐGH Gioan Phaolô II: “Trẻ em là biểu tượng hùng hồn và là hình ảnh chói ngời về những điều kiện luân lý cần phải có để được gia nhập vào Nước Thiên Chúa” (Tông huấn Kitơ hữu giáo dân 47).

Lý tưởng cần đạt được là mỗi gia đình trở thành lớp học, trong đó Chúa Thánh Thần là giáo lý viên, và mọi thành viên trong gia đình là học trò của Chúa Thánh Thần. Cũng trong lớp học gia đình này, bậc phụ huynh trở thành dụng cụ của Chúa Thánh Thần giáo dục thế hệ con em mình. Trong hoàn cảnh cụ thể, các gia đình cần ý thức rằng, con em chúng ta ngày nay đang đòi được quan tâm nhất trong sinh hoạt của gia đình: nhất trong lời cầu nguyện, nhất về thời gian dành cho chúng, nhất trong cảm thông đối thoại và đồng hành, nhất trong nỗ lực giáo dục với bổn phận liên hệ với các môi trường giáo dục khác là nhà trường và giáo xứ.

Ngoài ra, mỗi cộng đoàn, giáo xứ, giáo họ, ý thức trách nhiệm là giúp trẻ em gặp gỡ Chúa, vì chỉ có Ngài mới là Đấng lấp đầy tâm hồn và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, “Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cản chúng” (Mc 10, 14). Quả thật, một đường lối giáo dục đức tin thực sự phải hướng về mục tiêu là đạt được cảm nghiệm thiêng liêng về gặp gỡ một Thiên Chúa là Cha, là Thầy và là Bạn, Ngài luôn mời gọi đi vào tình thương. Đây là cảm nghiệm nhờ những buổi gặp gỡ Lời Chúa trong các lớp giáo lý, nhờ tham dự tích cực vào các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và Giải Tội, và nhờ xây dựng tình bằng hữu vui tươi trong sáng trong các sinh hoạt dành cho thiếu nhi; nhờ đó, các em thiếu nhi ngày càng trở nên can đảm và quảng đại lãnh nhận trách nhiệm tông đồ tại môi trường xã hội mình hiện diện. Được như vậy, cộng đoàn trở thành môi trường giáo dục đem lại bầu khí sinh động và những hiệu quả tích cực trong sứ mạng giáo dục đức tin, đức cậy, và đức ái.

Trong tháng năm, cùng với những đoá hoa mà các cộng đoàn dâng kính Mẹ, giáo phận dâng tập thể thiếu nhi và từng em thiếu nhi, như những bông hoa muôn sắc màu lên Đức Mẹ Maria. Xin Đức Mẹ đón nhận và giáo dục con em chúng ta trong tình mẫu tử của Mẹ. Xin Đức Mẹ khơi động tâm hồn của các em thiếu nhi uớc mơ trở thành tông đồ của Con Mẹ.

Hiệp thông với ĐC cố Gioan Baotixita, tôi xin Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, ban phúc lành cho anh chị em. Đặc biệt, cha ôm hôn từng thiếu nhi của cha trong giáo phận và ban phép lành của Chúa cho chúng con.


+ Giuse Trần Xuân Tiếu

Giám Mục giáo phận Long Xuyên


Về Đầu Trang Go down
 
Thư Mục Vụ Đức Giám Mục Giáo Phận tháng 5 & 6/2011
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thư Mục Vụ Đức Giám Mục Giáo Phận tháng 9 năm 2011
» Thư Mục Vụ Đức Giám Mục Giáo Phận tháng 03/2011
» Thư Mục Vụ Đức Giám Mục Giáo Phận tháng 4 năm 2011
» Linh mục đoàn Giáo phận Long Xuyên tĩnh tâm năm 2011
» Tuần tĩnh tâm Linh mục đoàn Giáo phận Long Xuyên, thứ ba, 15-11-2011

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thông Tin :: Thông tin- Thông báo của Giáo phận-
Chuyển đến