Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 NƠI ĐỨC MARIA BAO GỒM CẢ YẾU TỐ NHÂN TÍNH VÀ THẦN THIÊNG

Go down 
Tác giảThông điệp
minh_thanh
Thành viên Nhiệt tình
Thành viên Nhiệt tình
minh_thanh


Tổng số bài gửi : 45
Points : 95
Rep power : 0
Join date : 20/07/2010
Age : 35
Đến từ : phu quoc,kien giang

NƠI ĐỨC MARIA BAO GỒM CẢ YẾU TỐ NHÂN TÍNH VÀ THẦN THIÊNG  Empty
Bài gửiTiêu đề: NƠI ĐỨC MARIA BAO GỒM CẢ YẾU TỐ NHÂN TÍNH VÀ THẦN THIÊNG    NƠI ĐỨC MARIA BAO GỒM CẢ YẾU TỐ NHÂN TÍNH VÀ THẦN THIÊNG  I_icon_minitimeWed Aug 18, 2010 5:03 pm

Nơi Đức Maria bao gồm cả yếu tố Nhân tính và Thần thiêng


Suy niệm Thánh Kinh về việc Đức Maria Hồn Xác Lên Trời

Thật hiếm khi lễ trọng kính Đức Maria Lên Trời lại vào đúng ngày Chúa Nhật. Tôi xin chia sẻ một vài suy tư về ý nghĩa lịch sử và mục vụ của lễ trọng này, và sự liên hệ của lễ này với cuộc sống của chúng ta. Đức Maria lên trời, Mẹ Thiên Chúa về trời, là một dấu chỉ an ủi cho niềm hy vọng của chúng ta. Việc nhìn lên Mẹ mang đến cho chúng ta niềm hoan lạc của những thiên thần, cuộc sống của chúng ta sẽ được mở rộng hơn cho viển tượng hạnh phúc trường cửu. Cái chết của chúng ta không phải là một sự chấm tận, nhưng đúng hơn là việc đi vào nơi không còn sự chết chóc.

Sự thụ thai trinh khiết

Đối với người Công giáo, niềm tin về việc Đức Maria lên trời xuất phát từ niềm tin và sự hiểu biết về việc thụ thai trinh khiết của Mẹ. Chúng ta tin rằng nếu như Đức Maria được bảo vệ khỏi tội lỗi nhờ bởi hồng ân nhưng không của Thiên Chúa, thì Mẹ sẽ không phải trải nghiệm những hậu quả của tội lỗi và cái chết như chúng ta. Chúng ta tin rằng do sự vâng phục và trung thành của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ đã được đưa lên trời cả hồn lẫn xác khi kết thúc cuộc sống trần gian này.

Lịch sử

Qua những thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, các giáo phụ đã không hề đề cập đến việc lên trời cả hồn lẫn xác của Mẹ Maria. Thánh Irênê, Giêrôm, Augustinô, Ambrosiô, và nhiều giáo phụ khác đã không hề đả động gì đến vấn đề này. Đến vào năm 377, Giáo phụ Epiphannius cho rằng không ai biết gì về ngày sau cùng của Mẹ Maria.

Rất sớm vào thế kỷ thứ 5, lễ Đức Maria lên trời đã được mừng tại Syria. Vào thế kỷ 5 và 6, một vài sách nguỵ thư đã cho thấy rằng Giáo Hội đã không muốn chấp nhận việc thân xác của Đức Maria phải bị chôn vùi trong phần mộ. Vào thế kỷ thứ 6, Lễ Đức Maria Lên Trời đã được cử hành tại Giêrusalem và có lẽ ngay cả tại Alexandria nữa.

Những bản văn “thật” đầu tiên đề cập đến sự kiện Lên Trời đã được viết ra bởi các tác giả sống vào khoảng thế kỷ thứ 6 đến thứ 8. Người ta có thể kể đến bài giảng của Thánh Anrê Crete, Thánh Gioan Damascene, Thánh Modestus thành Giêrusalem và những vị khác nữa. Bên phương Tây, Thánh Gregorio thành Tours đã đề cập đến vấn đề này đầu tiên. Thánh Gregory sống vào khoảng thế kỷ thứ 6 trong khi Thánh Gioan Damascene sống vào thế kỷ thứ 8.

Vào thế kỷ thứ 9, Lễ Lễ Đức Mẹ Lên Trời đã được mừng tại Tây Ban Nha. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 12, không có một tranh luận nào về việc mừng lễ này tại Tây phương. Vào thế kỷ 12, lễ này đã được mừng tại thành phố Roma và nước Pháp.

Từ thế kỷ 13 đến nay, Giáo Hội hoàn vũ vẫn tin chắc chắn và không bàn cãi về việc Lên Trời của Đức Maria. Năm 1950, Đức Thánh Cha Piô XII đã truyền dạy cách không sai lầm trong Hiến chế Munificentissimus Deus rằng: “Sau khi hoàn tất cuộc sống trần gian, Đức Maria đã được cất nhắc cả hồn lẫn xác lên trời trong vinh quang”.

“Đức Mẹ lên Trời” hay “Đức Mẹ ngủ”?

Lễ Đức Maria Lên Trời được Giáo hội công giáo cử hành vào ngày 15-8, còn Giáo hội Chính thống Đông phương và Công giáo Đông phương cử hành lễ “Mẹ Thiên Chúa ngủ” vào cùng ngày hoặc khoảng những ngày này. Giáo hội Chính thống Đông phương tin rằng Đức Maria đã chết với cái chết tự nhiên và linh hồn Mẹ đã được Đức Kitô đón nhận, còn thân xác Mẹ đã phục sinh vào ngày thứ 3 sau khi chết, rồi đã được đưa về Thiên đàng trước ngày phục sinh của toàn nhân loại. Mộ của Đức Maria đã hoàn toàn trống rỗng vào ngày thứ ba (Người ta có thế đến thăm ngôi mộ của Đức Mẹ tại Giêrusalem do anh em Chính thống giáo coi sóc. Ngôi mộ ở gần Nhà thờ của muôn dân và Khu Vườn Giệtsimani).

Dấu chỉ của Nước Thiên Chúa

Đề cập đến “dấu hiệu vĩ đại” về một người nữ mặt áo mặt trời, bài đọc 1 trích từ sách Khải Huyền đã miêu tả rằng: “bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con” (Kh 12,2). Như Đức Kitô Phục Sinh đã vĩnh viễn về trời mang theo những vết thương của cái chết cứu độ nơi thân xác vinh hiển của Ngài, thì Đức Maria cũng mang nỗi đau đớn và quằn quại này vào nơi vĩnh cửu. Chúng ta có thể nói rằng: như là một Evà mới, Đức Maria vẫn tiếp tục sinh ra những con người mới qua các thế hệ, những người “được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa trong sự công chính và thánh thiện đích thực” (Ep 4,24), Đây chính là hình ảnh cánh chung của Giáo Hội, hiện diện và hoạt động nơi Đức Nữ Trinh Maria.

Nếu Đức Kitô đã không sống lại

Trong bài đọc 2 của ngày lễ hôm nay (1 Cr 15,20-27), Thánh Phaolô đã đề cập đến một vấn đề của những tín hữu thành Côrintô: việc họ chối bỏ sự sống lại của thân xác (12) hình như do bởi việc họ không thể hình dung ra lối hiện hữu của thân xác như thế nào sau khi chết (35). Thánh Phaolô khẳng định sự sống lại của thân xác và cả định hướng tương lai của nó. Ngài trả lời cho vấn nạn này qua 3 bước: nhắc lại “lời rao giảng” cơ bản về sự Phục sinh của Đức Kitô (1 Cr 15,1-11), khẳng định về sự mâu thuẫn theo lý luận khi từ chối sự Phục sinh (12-34), và nỗ lực giúp hiểu biết trên bình diện thần học về những đặc tính của thân xác phục sinh (35-38).

Việc chối bỏ sự phục sinh (15,12) vốn mang nhiều điểm mâu thuẫn trong lý luận. Mâu thuẫn cơ bản được nói tới hai lần (15,13,16): rằng nếu không có việc thân xác phục sinh thì chẳng có chuyện Đức Kitô Phục Sinh. Vậy hệ quả đối với dân thành Côrintô thật nghiêm trọng: cả việc tha thứ tội lỗi lẫn việc cứu chuộc chỉ là chuyện ảo tưởng, cho dù họ có được sự xác tín mạnh mẽ về cả hai điều này. Nếu Đức Kitô đã không phục sinh, thì niềm tin của họ chẳng ích gì.

Chiến thắng dứt khoát của Đức Kitô trên cái chết vốn đã xâm nhập vào thế giới qua tội lỗi của Adam, đã ngời sáng nơi Đức Maria, Đấng đã được về Trời ngay khi kết thúc cuộc sống dương gian. Chính Đức Kitô, một Ađam mới, Đấng đã chiến thắng sự chết qua việc hiến mình như là của lễ trên đồi Calvê trong sự vâng phục với tình mến đối với Thiên Chúa Cha. Cũng qua đó, Ngài đã cứu chuộc chúng ta khỏi sự nô lệ tội lỗi và sự dữ. Nơi sự chiến thắng của Đức Maria, Giáo Hội đã chiêm ngắm Mẹ như Đấng đã được Chúa Cha tuyển chọn làm Mẹ của người Con Một của Người, và đưa mẹ đi sâu vào vào Kế hoạch cứu độ.

Sự sống phát sinh từ lòng dạ son sẻ và từ những ngôi mộ trống

Bài Tin Mừng của ngày lễ hôm nay (Lc 1,39-56) mời gọi chúng ta đi vào câu chuyện đặc biệt của hai người đàn bà cùng chia sẻ niềm tin, niềm trông cậy và hạnh phúc khi họ chuẩn bị làm mẹ. Đó là dịp gặp mặt giữa bà Elizabeth già nua và son sẻ với Đức Maria, một trinh nữ trẻ đã đính hôn - và đây là một câu chuyện về quyền năng của Thiên Chúa trong việc trao ban và duy trì sự sống. Thiên Chúa của chúng ta đã làm cho sự sống phát sinh từ cung lòng son sẻ và từ những ngôi mộ trống. Chuyến hành trình của Đức Maria đến vùng đồi núi Giuđa cũng là sự biểu tỏ cho vương quốc sắp đến.

Đức Maria là khuôn mẫu cho mỗi chúng ta, và việc lên Trời cả hồn lẫn xác của Mẹ nhắc nhở chúng ta về một niềm hy vọng cho bạn và cho tôi. Điều đã xảy đến cho Trinh nữ Nazareth khi kết thúc cuộc đời trần gian cũng sẽ xảy đến cho mỗi người chúng ta nếu chúng ta trung thành và vâng phục như Mẹ.

Qua việc về Trời, Đức Maria cho chúng ta thấy con đường đến với Thiên Chúa, đến với thiên đàng, đến với sự sống. Mẹ tỏ lộ điều đó cho những người con của Mẹ đã được thánh tẩy trong Đức Kitô và cho tất cả những người thành tâm thiện chí. Mẹ đã mở lối, đặc biệt cho những người bé nhỏ và nghèo hèn, những người luôn mở rộng lòng trước lòng thương xót của Chúa. Nữ vương của vũ hoàn đã mạc khải cho từng người và từng quốc gia biết đến quyền năng tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã dẹp tan phường lòng trí kiêu căng, hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng (x. Lc 1,51-53).

Ba biến cố trong đời Mẹ

Chúng ta tưởng niệm 3 thời khắc trong cuộc đời của Mẹ, biểu trưng cuộc sống chúng ta. Khi Đức Thánh Cha Piô IX tuyên tín Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào năm 1854 trong Tông hiến “ Ineffabilius Deus”, ngài đã minh nhiên đề cập cách đến câu chuyện Truyền Tin trong Tin Mừng Luca. Lời chào của Sứ thần Gabriel “Kính chào, Đấng đầy ân sủng”, được hiểu rằng Đức Maria luôn ở trong tình trạng không vương tội nhơ. Thiên Chúa đã hiện diện và đồng hành trong cuộc sống của Mẹ ngay từ những giây phút đầu tiên. Hồng ân Thiên Chúa luôn lớn hơn tội lỗi: nó khuất phục cả tội lỗi lẫn sự chết. Qua đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria đã được gọi cho một sự mệnh đặc biệt.

Thời khắc thứ hai trong cuộc đời Mẹ là Mầu nhiệm Nhập Thể. Biến cố hạ sinh Đức Giêsu mà vẫn còn đồng trinh nhắc chúng ta rằng Thiên Chúa vẫn luôn đồng hành với quyền năng trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta cần đáp trả lại với sự nhận biết, cảm tạ, khiêm tốn, mở rộng lòng để tiếp đón Thiên Chúa. Qua Mầu nhiệm Nhập Thể, Đức Maria đã được tặng ban chính Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể.

Giáo Hội mừng chặng đường sau cùng của Mẹ vào Nước Thiên Chúa qua tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời do Đức Piô XII định tín vào năm 1950. Tương tự như lúc khởi đầu, vào lúc kết thúc cuộc sống nhân gian của Mẹ, Thiên Chúa cũng đã hoàn thành nơi Mẹ những gì đã hứa cho chúng ta. Chúng ta cũng sẽ được đưa về Thiên Đàng như Mẹ. Nơi Mẹ, chúng ta cũng mang nơi mình cả yếu tố nhân tính và thần thiêng nữa. Thật vậy, Thiên Chúa hoàn toàn mong muốn sống trong chúng ta và chúng ta ở trong Người. Với việc lên trời cả hồn lẫn xác, Đức Maria đã được chọn để chiếm một vị trí vinh dự trong tâm trí của Thiên Chúa.

Đức Mẹ dõi theo chúng ta

Tôi xin kết luận những suy tư về Ngày lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời với những lời cảm động của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong buổi tiếp kiến hằng tuần tại Castel Gandolfo vào ngày 16-8-2006.

Ngài nói: “Qua việc chiêm ngắm Đức Maria vinh hiển trên trời, chúng ta hiểu rằng trần gian không phải là quê hương vĩnh viễn của chúng ta. Nếu chúng ta sống với đôi mắt luôn tìm kiếm sự thiện vĩnh cửu, thì một ngày kia chúng ta cũng sẽ được chia sẻ vinh quang ngày, đồng thời địa cầu này sẽ trở nên xinh đẹp hơn. Do vậy, chúng ta đừng đánh mất sự thanh thản và bình an cho dù đang phải sống giữa trăm ngàn khó khăn thường nhật. Dấu chỉ rõ ràng của việc Đức Mẹ về Trời vẫn luôn chiếu sáng rực rỡ ngay cả khi những mây mù của đau thương và bạo lực dường như vẫn che khuất cả chân trời.

“Chúng ta hãy nắm chắc điều này: từ trên cao, Đức Maria luôn dõi theo từng bước chân của chúng ta với sự quan tâm dịu dàng, xua tan đi những bóng mây đen và đau buồn, che chở chúng ta bằng cánh tay hiền mẫu của Người. Với ý thức này, chúng ta hãy tiếp tục tin tưởng dấn bước đến bất cứ nơi đâu mà Thiên Chúa Quan phòng dẫn đưa chúng ta đến. Chúng ta hãy mạnh dạn tiến về phía trước dưới sự hướng dẫn của Mẹ Maria”.

Bài viết của Lm. Thomas Rosica, CSB

Quang Minh, SDB, chuyển ngữ

Nguồn: donboscoviet.org
Về Đầu Trang Go down
 
NƠI ĐỨC MARIA BAO GỒM CẢ YẾU TỐ NHÂN TÍNH VÀ THẦN THIÊNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VỤ CHÌM XE KHÁCH KHỦNG KHIẾP TẠI HÀ TĨNH: MỘT NỬA NẠN NHÂN XẤU SỐ LÀ GIÁO DÂN
» NHÂN CHỨNG PHỤC SINH
» CHUYỆN BẠN TRẺ: THÔNG ĐIỆP TÌNH YÊU VÀ TÌNH YÊU THẬT
» Mừng sinh nhật Đức Mẹ Maria
» THÁNH LỄ AN TÁNG CHA CỐ PHÊRÔ MARIA TRẦN MINH TÂN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Bài Giảng-
Chuyển đến