Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 NHÂN CHỨNG PHỤC SINH

Go down 
Tác giảThông điệp
mariatigon
Tiểu Thiên Thần
Tiểu Thiên Thần



Tổng số bài gửi : 282
Points : 846
Rep power : 0
Join date : 14/03/2012

NHÂN CHỨNG PHỤC SINH Empty
Bài gửiTiêu đề: NHÂN CHỨNG PHỤC SINH   NHÂN CHỨNG PHỤC SINH I_icon_minitimeFri Apr 13, 2012 4:14 pm

“Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái, Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an !” Vâng, các môn đệ thường họp nhau cầu nguyện sau khi Chúa Giêsu bị treo trên Thập Giá.
Xin điểm lại chút tâm tình của những môn đệ Chúa Giêsu: Thầy mình bị giết chết. Mộng khôi phục giang sơn cũng đổ vỡ tan tành. Còn gì nữa đâu mà nghĩ đến chuyện công danh. Tưởng đã đành bó tay, bó gối, bó cả cuộc đời mình trong nỗi buồn vô vọng. Nhưng không, anh em vẫn bên nhau âm thầm gẫm suy và hâm nóng, một Niềm Tin, một Đức Cậy, một Lòng Mến bao la. Sớm tối bên nhau nhìn nhau không nói nổi một câu, huống nữa một lời ca. Chỉ cần có bên nhau đủ ấm lòng… chiến sĩ. Và họ đã ngộ ra Thầy mình chết đi là để chu toàn thiên ý. Họ cùng dâng kinh nguyện trầm tưởng lại bao kỷ niệm dấu yêu. Vâng, họ bất an trước những tiêu điều. Và lúc ấy, tình hiệp thông cộng đoàn trở nên sức mạnh đỡ nâng nhau trong chiều đời bão tố.
Từ chuyện các môn đệ Chúa Giêsu đến chuyện ta: kỷ niệm một tháng tư nào vẫn còn đó. Người ra đi, người di tản bồng bế nhau chen lấn đến hỗn độn tư bề. Có mấy chút ngoái lại nhìn một cõi thực nhà quê, và chút nuối tiếc thuở quê nhà bình yên trên lưng trâu đồi cỏ. Rồi sau đó, những ngày đời mới keng bắt đầu không lối ngõ. Người người bên nhau vui chuỗi hạt lời kinh. Tình hiệp thông nên sức mạnh vô hình, giúp chúng mình vượt vô vọng vì niềm tin Phục Sinh như ánh hồng phía trước.
Sau vài chục năm trên hành trình xuôi ngược, tình hiệp thông ngày gian khổ nay còn đâu ? Sống chết mặc ai giữa những tang thương, oan nghiệt, cơ cầu. Đèn nhà ai nấy tỏ, ngõ nhà ai nấy biết ! Nếu có ai đó thắp đèn lên thì cũng chỉ là Niềm Tin riêng biệt của riêng họ ?!? Hoặc có kẻ la làng vì bị cưỡng chế, bạo lực, trấn lột hay đàn áp, thì ai nấy cũng vẫn cứ lặng thinh. “Sống chết mặc bay !” Tôi chỉ biết đọc kinh ở nhà mình, cầu nguyện cho nhà mình, xin Chúa thương nhà mình… là đã đủ xứng danh mình con nhà có Đạo.
Thật là trâng tráo ! Thảo nào, chưa có thể nhận được một lời chúc… bình an !
Trang Tin Mừng hôm nay không là những tiếng trách cứ hay thở than, nhưng là Niềm Vui, là Bình An đích thực cho những người gắn bó cùng nhau giữa những giờ phút tuyệt vọng. Chúng ta, hãy nhìn lại nhau đi trong những ngày dầu sôi lửa bỏng, và hỏi lại lòng mình xem có còn nghĩ đến nhau chăng ?
……
Hôm ấy, chẳng biết Toma đã đi đâu mà không gặp được Chúa Phục Sinh vẫn còn mang đầy thương tích. Tình hiệp thông chia nhau trong từng hồi bi kịch và trong cả niềm vui từ Thương Khó đến Phục Sinh. Vì thế, anh em không giữ lấy niềm vui cho riêng mình, nhưng mừng rỡ báo cho Toma rằng Thầy mình đã sống lại.
Lòng Toma tê tái. Chỉ một mình tôi vô phước như vậy sao ? Dẫu biết rằng anh em mình đã sống chết có nhau, nhưng tin được người làm chứng không hẳn là chuyện dễ. Thiết tưởng, ông “cứng tin”, nhưng không phải là cứng lòng tin vào chuyện Thầy mình có sống lại hay không, mà là khó tin vào các nhân chứng Phục Sinh là chính anh em thân quen thường ngày của mình. Bởi vậy, “nếu tôi không gặp được Thầy mình, xỏ ngón tay tôi vào lỗ đinh, thọc bàn tay tôi vào vết đòng” thì chưa an tâm được !
Hôm nay, vẫn còn bao nhiêu người như Toma thuở trước, muốn xỏ ngón tay vào lỗ đinh, thọc bàn tay vào vết đòng của chính nhân chứng Phục Sinh. Như vậy, phải chăng là muốn rao giảng Chúa Phục Sinh, trước tiên phải chịu đóng đinh, phải chết đi chính mình, và sống lại cùng Chúa Phục Sinh, thì may ra lời chứng của chúng ta mới là lời chứng thuyết phục ư ?
Không trách gì chuyện còn hơn 90% người Việt là lương dân. Có thể bởi vì chúng ta đã loan Tin Mừng Phục Sinh mà không chấp nhận hy sinh, chấp nhận chịu đóng đinh, chấp nhận thiệt thân như Chúa Giêsu đã căn dặn: “Hãy làm việc này để nhớ đến ta”. “Việc này” chắc hẳn không phải là cử hành một nghi thức, nhưng là “hiến thân mình” cho phần rỗi của mọi người.
Trong website của HĐGMVN ( WHĐ ) có đoạn trích lời Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Sứ Thần Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam trao đổi với các Đức Cha:
“Khởi đầu, trong bối cảnh Phụng Vụ của Giáo Hội đầu tuần Bát Nhật Phục Sinh, Đức Tổng có đôi lời chia sẻ tâm tình về niềm tin Phục Sinh. Cũng như Chúa Giêsu đã sống lại và ra khỏi mộ, Hội Thánh Việt Nam cũng cần trỗi dậy, thoát khỏi những từ ngữ “chết” trong quyển Sách Thánh để hạ sinh thành Lời rao giảng sống động trong cuộc sống; Hội Thánh Việt Nam không chỉ khép kín trong những mối quan tâm nội bộ, nhưng phải bước ra dấn thân cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng cho lương dân; cụ thể tại Việt Nam còn hơn 90% anh chị em chưa nghe loan báo Tin Mừng; cuối cùng mỗi cá nhân mục tử cũng cần phải ra khỏi mộ tối để chiếu sáng sự thánh thiện của mình trong việc hi sinh tận tình chăm sóc đoàn chiên đã được giao phó cho mình…”
Thiết tưởng Đức Tổng Giám Mục, cách nào đó đã đánh giá rằng: Giáo Hội Việt Nam đã có “Tình Hiệp Thông” trong hoàn cảnh mới, nhưng tính thuyết phục của việc Loan Báo Tin Mừng còn phải tùy thuộc vào việc “hy sinh tận tình chăm sóc đoàn chiên đã được giao phó cho mình”.
Hôm nay, khắp nơi tổ chức Đại Lễ tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót, có làm Tuần Cửu Nhật, có Đại Hội, có Thánh Lễ, có kiệu ảnh Lòng Chúa Thương Xót, có đi Đàng Thánh Giá, nhưng thiết tưởng, điều chính yếu và cấp thiết của việc tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót là: giới thiệu một Chúa Giêsu bị đóng đinh, bị đâm thủng cạnh sườn, đã chết vì yêu nhân loại… bằng chính những lỗ đinh, những vết đòng trên thân người giới thiệu.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, giữa những nhiễu nhương của cuộc đời, giữa những bất an do thế lực gian tà, giả dối, do sự dữ của Satan hoành hành, xin cho các tín hữu Chúa được bình an nhờ hiệp thông với nhau trong niềm tin Chúa Phục Sinh. Xin cho niềm tin Phục Sinh ấy biến chúng con nên những tông đồ nhiệt thành của Chúa: nhiệt thành rao giảng Chúa Phục Sinh bằng chính sự chết đi và sống lại của chính mình. Amen.


PM. CAO HUY HOÀNG
Về Đầu Trang Go down
 
NHÂN CHỨNG PHỤC SINH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngọn lửa Phục Sinh còn cháy mãi
» Trứng Phục Sinh
» LỄ VỌNG PHỤC SINH
» Niềm vui Phục Sinh
» CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Bài Giảng-
Chuyển đến