Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 CHẤT THÁNH TRONG ĐỜI THƯỜNG

Go down 
Tác giảThông điệp
thu_thao8945
Thành viên Tích Cực
Thành viên Tích Cực
thu_thao8945


Tổng số bài gửi : 180
Points : 391
Rep power : 7
Join date : 20/07/2010

CHẤT THÁNH TRONG ĐỜI THƯỜNG  Empty
Bài gửiTiêu đề: CHẤT THÁNH TRONG ĐỜI THƯỜNG    CHẤT THÁNH TRONG ĐỜI THƯỜNG  I_icon_minitimeThu Aug 26, 2010 9:36 am
















Chất Thánh trong đời thường


Hằng ngày, vào buổi sáng, tôi thường “check” tin tức Công giáo, rồi mới điểm qua thời sự xã hội. Trong vị trí người Kitô hữu, có những bản tin đem lại cho tôi sự vui mừng và niềm hân hoan nhanh chóng hòa với Giáo Hội, cũng có bản tin làm lòng tôi nhói đau vì thấy rằng nó phô bày một sự thật mà người giáo dân không muốn sự việc xảy ra. Có những bài viết mang thông tin thời sự do các báo đồng loạt đăng tải làm người ta chán nản vì sự gian dối, thậm chí buồn phiền vì tội ác…


Riêng bản tin về một người lái tàu có tên là Trương Xuân Thức dưới đây, làm tôi có cảm xúc rất riêng, rất đặc biệt vì tôi thấy có “chất thánh” trong việc làm của một người bình thường.


“8h30 sáng 6/8, trong lúc cố băng qua đường sắt, một xe ben chở cát đã bị đoàn tàu TN6 chạy từ Nam ra Bắc húc và đẩy đi xa khoảng 50 m.


Xe tải nát bươm, đầu tàu và 2 toa xe liền kề chứa máy phát điện và hành lý bị lật. Lái chính, lái phụ đoàn tàu và tài xế xe tải đều bị thương, trong khi hơn 300 hành khách trên tàu vẫn an toàn.”


Vậy những yếu tố nào làm nên “chất thánh” trong một việc tốt. Tôi nghĩ đó là:


1. NGƯỜI THỰC HIỆN VIỆC TỐT NGHĨ NGAY ĐẾN NGƯỜI KHÁC


“Ông Thức có thể hãm phanh rồi nhảy ra ngoài, hoặc gạt cần hãm độc, lùi lại khoảng 50 đến 70 cm thì sẽ không bị thương, hoặc nếu có chỉ bị nhẹ. Nhưng ngược lại, tốc độ đoàn tàu sẽ giảm rất chậm, và tai nạn sẽ vô cùng thảm khốc bởi sẽ không chỉ 3 toa bị lật như đã xảy ra.”


Bất cứ ai, khi làm việc gì mà nghĩ ngay đến người khác là một sự cho đi cao cả. Vì nghĩ đến người khác tức là chưa hoặc không nghĩ đến mình.


2. BẰNG LÒNG CHỊU THIỆT HẠI


Có nhiều tình huống, người thực hiệc việc tốt biết chắc mình sẽ bị thiệt thòi, thậm chí bị chết hoặc mất đi phần thân thể mà vẫn thực hiện. Mất một cánh tay và trở thành người tàn tật đó không phải là điều người ta dễ chấp nhận. Ông Thức nghĩ đến số hành khách trên tàu, chắc chắn sẽ chết và bị thương, vậy thì để ông hy sinh… đó không phải là hình ảnh được hoạ lại từ hình ảnh thương khó của Đức Giêsu đó sao? Vâng, Ngài chết để nhiều người được cứu!


Bên cạnh đó, sự hy sinh kéo theo rất nhiều hệ luỵ: ông không được làm việc như một người bình thường nữa – một điều rất đau khổ đối với người đàn ông đang hiện diện trong xã hội với ý hướng sống chân chính – và ông còn có thể trở thành gánh nặng cho vợ con, một gia đình vốn không khá giả.


3. KHÔNG MÀNG ĐẾN DANH VÀ LỢI SẼ ĐẾN SAU SỰ VIỆC


Khi tôi viết bài này thì ti-vi đang thông báo ông Thức được tặng bằng khen. Ông được nhiều người biết đến, khâm phục. Bên cạnh đó cũng sẽ có người cảm phục mà trợ giúp gia đình ông trước biến cố này. Nhưng tôi nghĩ, khi tình huống vừa xảy đến, trong đầu của người cầm lái tàu đó chỉ có một con toán, đó là sự so sánh thật nhanh giữa nỗi đau khổ của một người và sự đau đớn tang tóc của nhiều gia đình. Nếu hơn 300 hành khách kia chết hoặc bị thương nặng thì có nhiều đứa trẻ bị mồ côi, nhiều cuộc đời phải rẽ lối, nhiều mơ ước bị chôn chết, nỗi xót xa lớn cho xã hội… Lại một nét đẹp của cuộc đời Chúa Giêsu được phác hoạ lại: một người chết thay nhiều người!

4. THEO DÒNG THỜI GIAN VẪN HÀI LÒNG VỚI VIỆC MÌNH LÀM

Ai làm việc tốt, chắc chắn xã hội sẽ có những lời khen tặng, nhưng bản thân người thực hiện việc tốt phải thực sự bằng lòng với nỗi đau khổ theo dòng thời gian thì việc làm mới thực sự “thánh thiện”.

Hẳn mọi người còn nhớ câu chuyện của ông quan thanh liêm thời phong kiến, khi có quyền hành không hề nhận hối lộ: có người hỏi ông tuổi con gì để đúc vàng tặng. Ông trả lời tuổi con chuột. Khi hết làm quan, cảnh nhà túng bấn, nghĩ lại, ông tiếc rằng đã không trả lời mình tuổi con trâu để nhận được con trâu bằng vàng. Hỏi rằng sự thanh liêm ấy có giá trị gì không?

5. THEO TIẾNG GỌI CỦA LƯƠNG TÂM

Dù không biết Thiên Chúa là ai, nhưng người nào cũng có thể thực hiện được những việc phi thường đôi khi chỉ cần nghe theo tiếng gọi của lương tâm – một bản luật pháp mà Thiên Chúa in vào lòng mỗi người, dẫu người đó không có ý thức về một Thiên Chúa.

Người Samari nhân hậu trong dụ ngôn của Chúa, ông đã làm theo tiếng gọi của lương tâm. Thời nay, thiếu gì người sống theo chủ nghĩa “mackeno”, tức là “mặc kệ nó” để được yên thân, đỡ phiền toái. Những người có trái tim hoá đá thì việc làm của họ chẳng bao giờ có một chút gì “thánh” cả mà việc làm của họ mất cảm xúc với anh em, đối nghịch với yêu thương vốn chỉ có trong một trái tim biết thổn thức vì người khác.

6. SỰ VIỆC MÃI LÀ MÔ HÌNH GIÚP NHIỀU NGƯỜI LÀM VIỆC TỐT

Việc làm của mẹ Têrêsa thành Calcutta kéo theo biết bao con tim vốn ích kỷ trở nên biết yêu thương, thích co cụm cho mình trở thành người dấn thân. Việc làm của ông Thức sẽ là một tấm gương cho nhiều người khi điều khiển các phương tiện giao thông, biết ý thức sự sống của mình và của người khác.

7. NẾU CÓ SỰ TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI, VẪN KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG

Khi quyết định hy sinh cho người khác thì người thực hiện phải có một ý chí cao. Thí dụ như Thánh Maximilianô Maria Kolbê khi đang bị cầm tù, quyết định nói lời cứu một tù nhân khác mà có người cản ngăn, nếu thánh nhân có chút xao xuyến trong lòng thì khó mà thực hiện được, vì đối diện với cái chết – một sự thật phải trải qua, ai cũng sợ và không có kinh nghiệm. Việc giữ vững ý chí cho một hành động không phải là dễ trong con người yếu đuối mỏng giòn của chúng ta.

8. VIỆC LÀM PHẢI VƯỢT RA KHỎI KHUÔN KHỔ TÔN GIÁO


Nếu ai làm việc tốt mà còn phân biệt tôn giáo thì việc làm ấy chưa hoàn hảo. Vì ai cũng có mỗi quan hệ xã hội mà tín ngưỡng là một sự tự do lựa chọn của con người. Hơn nữa mỗi người đã được hưởng thụ những thành quả chung của con người về sự sáng tạo, nào là thành quả khoa học, kinh tế, xã hội… Vậy phân biệt tôn giáo là một điều tệ hại khiến cho việc làm tốt không vượt qua được mức tầm thường, huống chi là phi thường.

Để kết thúc những suy tư, tôi cho rằng, những yếu tố trên không thể gom lại để biến một việc làm trở nên “thánh thiện”, mà một người bình thường (trong một tình huống nào đó, hay trong cả cuộc đời) đã thực hiện được một việc có những yếu tố trên thì có thể trở nên phi thường như những vị thánh đã có trong thế giới này.
 


Maria Vũ Loan


Nguồn: VietCatholic

Về Đầu Trang Go down
 
CHẤT THÁNH TRONG ĐỜI THƯỜNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các bài suy niệm trong Đàng Thánh Giá trọng thể ĐTC cử hành thứ Sáu Tuần Thánh năm nay 2012
» Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam
» Thường Huấn cho Quí Cha trong Năm năm đầu đời linh mục
» Năm Thánh 2010:bác ái và yêu thương
» THÂN GỬI CÁC THÀNH VIÊN TRONG DIỄN ĐÀN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Thông điệp yêu thương-
Chuyển đến