nguyennghia Tiểu Thiên Thần
Tổng số bài gửi : 332 Points : 730 Rep power : 19 Join date : 17/07/2010
| Tiêu đề: Khai thác biển kiểu tận diệt: “Sẽ mất nhiều hơn được” Wed Jan 05, 2011 3:47 pm | |
| Du lịch biển, đảo là ưu tiên số một trong Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, ngành Du lịch cũng đang đối mặt với nhiều thách thức khi khai thác nguồn tài nguyên này và việc phát triển bền vững, xây dựng những sản phẩm du lịch biển có tính cạnh tranh, hấp dẫn. Trao đổi với PV Văn Hóa, ông Phạm Trung Lương- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch nói: Hơn 3.200 km bờ biển, hàng nghìn hòn đảo nguyên sơ, nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều di sản thế giới ven biển, nhiều vịnh đẹp nổi tiếng thế giới... là những lợi thế để phát triển du lịch biển đảo ở Việt Nam. Du lịch biển được coi là loại hình du lịch chủ đạo trong Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn tới. Du lịch biển sẽ được phát triển với các dòng sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển; hình thành các dòng sản phẩm du lịch thể thao biển và sinh thái biển; xây dựng mô hình làng du lịch nghỉ dưỡng biển theo tiêu chí đẳng cấp, sang trọng, nhằm thu hút khách cao cấp nhưng cũng đặc biệt quan tâm đến giữ gìn môi trường, cảnh quan, phát triển du lịch xanh và bền vững. Tuy nhiên, chúng ta hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác tài nguyên biển, đảo trong phát triển du lịch bởi vì có sự chồng chéo trong lãnh thổ với lãnh thổ, lãnh thổ với ngành, ngành với ngành. Xảy ra tình trạng nghịch lý là những tiềm năng mà ngành Du lịch dựa vào để khai thác và phát triển thì ngành lại không quản lý. Nhận thức của lãnh đạo chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý trong việc khai thác này cũng còn nhiều bất cập. Hậu quả để lại sẽ là rất lớn khi khai thác biển kiểu tận diệt như hiện nay và chúng ta sẽ mất nhiều hơn được. Rất đáng buồn, rất phí phạm tài nguyên là hiện nay, các khu ven biển ở Đà Nẵng, Quảng Nam, thậm chí cả bãi biển Dương Đông- Phú Quốc..., khi quy hoạch, người ta đã áp đặt quy hoạch đô thị cho việc phát triển du lịch biển, đảo. Nên hình hài của các con đường, các khu du lịch hiện nay là đường ven biển và nhà phân lô. Ông có nhận xét gì về việc đầu tư, phát triển du lịch biển gần đây ở Việt Nam? - Rất đáng buồn, rất phí phạm tài nguyên là hiện nay, các khu ven biển ở Đà Nẵng, Quảng Nam, thậm chí cả bãi biển Dương Đông- Phú Quốc..., khi quy hoạch, người ta đã áp đặt quy hoạch đô thị cho việc phát triển du lịch biển, đảo. Nên hình hài của các con đường, các khu du lịch hiện nay là đường ven biển và nhà phân lô. Đó không phải là những con đường và khu nghỉ dưỡng của du lịch. Việc này đã biệt lập các bãi biển với người dân, tước đi cái quyền được đến các bãi biển đẹp của người dân và băm nát các bãi biển. Do có sự phân cấp nên các địa phương tự quy hoạch chi tiết trong việc phát triển du lịch của địa phương mình. Tuy nhiên, đáng ra các địa phương phải lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia và cơ quan quản lý du lịch thì đa phần họ không làm nên xảy ra tình trạng này. "Hậu quả để lại sẽ là rất lớn khi khai thác biển kiểu tận diệt như hiện nay và chúng ta sẽ mất nhiều hơn được." Nhưng các địa phương thì lại luôn kêu ca về vai trò “nhạc trưởng” trong liên kết của Tổng cục Du lịch khi phát triển du lịch? - Đúng là khi liên kết các địa phương để phát triển du lịch thì vai trò của Tổng cục Du lịch rất mờ nhạt. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch luôn sẵn sàng phối hợp với các địa phương để quy hoạch và tiếp cận vấn đề phát triển tốt hơn. Chúng tôi đã nhiều lần chỉ ra cái sự đúng- sai, cũ- mới trong phát triển du lịch, tuy nhiên, địa phương có quyền nghe và không nghe, chúng tôi không thể áp đặt được. Liên kết giữa các tỉnh hiện nay trong phát triển du lịch cũng rất yếu. Hội thảo năm nào cũng làm, tỉnh nào cũng hô hào liên kết nhưng năm nào cũng giống như nhau. Mới đây, trong một hội thảo liên kết phát triển du lịch biển tại Hải Phòng, tôi đã phát biểu thẳng rằng nếu năm nào cũng hội thảo nhưng không thay đổi được gì, chỉ là “đánh trống bỏ dùi” thì tốt nhất Tổng cục Du lịch và các địa phương đừng tổ chức nữa mà tốn kém, mất thời gian. Trong chiến lược phát triển du lịch thời gian tới, sản phẩm du lịch biển đặc trưng, có tính cạnh tranh của Du lịch Việt Nam sẽ là gì? - Sẽ tập trung cho phát triển biển đảo công nghệ, chất lượng cao, sản phẩm biển đảo mới mà thời gian qua chúng ta chưa thực hiện như: thuyền buồm, lướt ván, nhà hàng, khách sạn dưới biển... Sẽ có những khu vực chuyên về các sản phẩm này như các tỉnh ven biển miền Trung từ Phú Yên tới Khánh Hòa, phía Nam sẽ có Phú Quốc. Chúng tôi vẫn kiên trì đề nghị Chính phủ cho xây dựng và khai thác casino trong các khu du lịch tổng hợp, cao cấp ven biển. Việc xúc tiến quảng bá du lịch biển, đảo thời gian vừa qua chúng ta làm chưa chuyên nghiệp. Trước khi quảng bá, chúng ta phải xác định được thị trường nào cần gì và xác định phương thức, kênh thông tin, nội dung quảng bá hiệu quả. Không phải có cái gì mang đi quảng bá cái ấy, thị trường nào cũng giống nhau, sẽ tốn kém và hiệu quả không cao. Cảm ơn ông! LẠI THÚY HÀ (thực hiện) | |
|