Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Giáo lý Tín lý - Bài 4: Đời sống đức tin

Go down 
Tác giảThông điệp
mariatigon
Tiểu Thiên Thần
Tiểu Thiên Thần



Tổng số bài gửi : 282
Points : 846
Rep power : 0
Join date : 14/03/2012

Giáo lý Tín lý - Bài 4: Đời sống đức tin Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo lý Tín lý - Bài 4: Đời sống đức tin   Giáo lý Tín lý - Bài 4: Đời sống đức tin I_icon_minitimeWed Mar 27, 2013 4:40 pm



Giáo lý Tín lý - Bài 4: Đời sống đức tin


Lm. Antôn Trần Văn Trường
Nguồn: UB Giáo lý Đức tin
Đức tin Công giáo là một Sứ điệp của đời sống con người. Nghĩa là, không phải là một sự thật lý thuyết trừu tượng, nhưng là một sự thật thực tế, cụ thể, mang kết quả cho chính đời sống ta, bản thân ta.

Con người đau khổ tâm hồn và thể xác, con người đang bị ức hiếp bất công, đang khát khao sống công bằng, sống yên vui…, con người đó sẽ được thoả lòng toại nguyện (x. Mt 5,4-10: Tám Mối Phúc Thật); con người bị bệnh tật hoành hành: phong cùi, bất toại, đau yếu, đui, què, câm điếc…, con người đó được chữa lành và còn được hứa một cuộc sống tái tạo toàn diện (các Phép Lạ, ơn Phục Sinh); con người bị nô lệ ma quỷ, tội lỗi…, con người sẽ được giải thoát (x. Mc 12,28; Lc 13,16); con người đó khát khao trường sinh bất tử, khát khao hạnh phúc hoàn toàn và bất tận, con người đó sẽ hoàn toàn mãn nguyện! Đức tin Công giáo chính là “biết”, “nhận”, “xác tín” tất cả điều Chúa nói kia là thật, là bảo đảm vững chắc! Vì thế, chờ đợi trong tin tưởng và an vui (x. Rm 8,18).


Đức tin Công giáo đâu có phải lý thuyết suông! đâu có phải là những điều chỉ có trong trí khôn suy tư của con người! đâu có phải những điều có hay không có, nhận hay không nhận, đời sống con người vẫn chẳng sao!


Vì thế, Đức Tin sống là Đức Tin thực! Một Đức Tin không diễn tả trong đời sống, đó không phải là Đức tin Công giáo thực sự.


Trên đây là nói về Đức Tin đối với chương trình ý định của Thiên Chúa về loài người: Chúa tỏ cho tôi biết ý định như thế, tôi tin là Chúa nói thật và Chúa sẽ làm thật.


Còn nếu xét về chính Thiên Chúa, Đấng mạc khải, là đối tượng cho Đức Tin, thì cũng vậy: Thiên Chúa của Đức tin Công giáo đâu có phải chỉ là “Ông Chúa”, là “nguyên nhân cuối cùng” của nhà triết học! Để rồi, trí khôn tôi chỉ có thể thấy một cách lờ mờ như một khái niệm của Siêu hình học mà đa số nhân loại không đạt tới được!


Thiên Chúa của Đức Tin Công Giáo là Thiên Chúa của Chúa Giêsu: Thiên Chúa như Chúa Giêsu giảng dạy, Thiên Chúa như Chúa Giêsu là hiện thân:


“Ai thấy Ta là thấy Cha Ta” (Ga 14,9) “Cha Ta chính là Đấng các người thường gọi là Thiên Chúa của các người” (Ga 8,54).


Như vậy, Đức tin Công giáo đối với Thiên Chúa vẫn trực tiếp thuộc về đời sống, có những mối liên lạc sống động: cảm mến, biết ơn, kính yêu, vâng lời… như chính Chúa Giêsu là gương mẫu. Và nếu Chúa là Cha tất cả mọi người, yêu thương mọi người, thì đối với người khác tôi phải có những mối liên hệ yêu thương.


Đức tin Công giáo ở đây cũng vẫn không thể quan niệm được nếu Đức Tin đó không phải là Đức Tin sống.


Tuy nhiên, sống thì ai cũng sống, nhưng kiểu cách sống mỗi người một khác. Đời sống Đức Tin cũng vậy. Chẳng vị thánh nào giống hệt vị thánh nào! Kiểu cách sống Đức Tin cũng có trăm hình vạn dạng, tuỳ theo khuynh hướng tính tình của con người.

Ngay trong Thánh Kinh cũng thế, biết bao kiểu mẫu sống Đức Tin!

Nhưng nếu các nhà chuyên về khoa tâm lý thực tế đã phân biệt và chia loại các mẫu người theo các mẫu tính tình, và điều đó đã giúp ích nhiều, thì đối với đời sống Đức Tin, ta cũng có thể phân biệt xếp loại theo các mẫu chính: như “mẫu Phêrô” mẫu con người bộp chộp, quảng đại, hiếu động…, “mẫu Gioan” con người trầm lặng, dễ cảm, thích nhìn ngắm… Hoặc mẫu các Thánh Sử Phúc Âm: Matthêu ưa dẫn chứng; Maccô nhìn sao nói thế, sống động, cụ thể; Luca điều tra, để ý nói cho đẹp, vừa ý vừa lòng; Gioan sống đã, rồi nói cảm nghĩ ra sau!


Đối với đời sống Đức Tin thực sự thiết tưởng hai mẫu đời sống cần lưu ý, vì năng gặp trong Giáo Hội xưa nay, đó là “Mẫu Phaolô” và “Mẫu Giacôbê”.


Hai mẫu đó nổi tiếng vì là hai kiểu lập luận gần như đối chát nhau về Đức Tin: cả hai cùng nại đến ông tổ Abraham, nhưng mỗi người dẫn chứng một cách!


Phaolô chủ trương: trở thành công chính do lòng tin!


Giacôbê chủ trương: trở thành công chính do việc làm!


Vô tình hay có ý thức, ngày nay trong Giáo Hội vẫn có “những Giacôbê” và “những Phaolô”! Tuy nhiên, nếu nhận định cho kỹ, chúng ta sẽ thấy hai khuynh hướng đó cần cả hai và bổ túc cho nhau.


Khuynh hướng Phaolô


Đặt nặng vấn đề nội tâm, và nội tâm đây là lòng tin: Tin vào “Mầu nhiệm Chúa Kitô”, tức chương trình ý định của Thiên Chúa dấu kín từ ngày xưa nay được biểu lộ và thực hiên trong Chúa Kitô. Chương trình đó là tái tạo mọi sự trong Con Một của Chúa, tuyển chọn loài người làm nghĩa tử trong Con Một Chúa nhờ Chúa Thánh Thần. Tư tưởng này được trình bày đầy đủ trong phần mở đầu của 2 Bức Thư được coi như là cao điểm của tư tưởng Phaolô, đó là Rm 1,1-7 và Ep 1,3-14.


Chính niềm tin vào Mầu nhiệm Chúa Kitô nầy làm cho ta nên công chính và được cứu rỗi (x. Rm 10,9-10); cũng như Abraham già, không con, tin lời Chúa hứa cho con…, và khi có con rồi, Abraham tin Chúa có cách làm cho đông con cháu, dù phải vâng lời Chúa tế lễ con… Chính lòng tin vào Chúa đó làm cho Abraham nên công chính ; ngày nay chúng ta cũng vậy, lòng tin của ta vào Chúa Kitô là chương trình tuyệt vời của Thiên Chúa…, lòng tin đó cũng làm cho ta nên công chính (x. Rm 4,23-25) Sự công chính do Thiên Chúa đề nghị cho ta chính là lòng tin nơi Chúa Kitô (x. Rm 3,22).


Phần luân lý, hạnh kiểm, việc làm… đối với Phaolô là vấn đề hậu quả của niềm tin kia.


Ta phải sống tử tế…, vì ta đã nhờ Phép Rửa Tội chết cho tội cùng với Chúa Giêsu, để sống cho Thiên Chúa… (x. Rm 6,2-4), vì để giống Cha chúng ta là Thiên Chúa (Ep 5,1-2), vì Chúa Giêsu đã yêu chúng ta (x. Rm 8,37); ta yêu nhau vì Chúa yêu anh em ta (x. Rm 14,15)…


Phaolô biết tất cả những cám dỗ, yếu đuối, giằng co, chiến đấu nội tâm…, nhưng Phaolô nắm vững niềm tin chờ đợi ngày Phục Sinh của thể xác (x. Rm 7,24-25; 8,18-23).


Tóm lại, có thể nói khuynh hướng Phaolô là nhìn tới phía trước, nhìn vào những gì Thiên Chúa đã hứa và bảo đảm trong Chúa Kitô, và nhờ đó có sức để sống, để hoạt động, để chiến đấu (x. Pl 3,13-14). Cũng như em học sinh nhìn đến tương lai tốt đẹp do mảnh bằng đem lại…, nên cố gắng học hành, vượt mọi quyến rũ, cản trở.


Khuynh hướng Giacôbê


Đây là khuynh hướng tu đức lập công. Trọng tâm không đặt ở cuối đường sẽ tới. Nhưng là đặt ở thực trạng đời sống con người chiến đấu với tính nết xấu, tội lỗi hiện tại: tính trọng phú khinh bần (x. Gc 2,1-9), rồi bao tai hại do cái lưỡi vô kỷ luật (x. Gc 3,1-12), các tội lỗi đức bác ái (x. Gc 4,1-12)… Đây có thể nói là một loại Sách Khôn Ngoan Cựu Ước viết theo ánh sáng Tân Ước.


Vì đổi trọng tâm đời sống Đức Tin như thế, nên đời sống của Abraham được nhìn theo lăng kính khác:


Abraham được nên công chính do việc vâng lời Chúa, hy sinh tế lễ chính con yêu dấu của mình là Isaac! (x. Gc 2,21). Quy luật chung cho đời sống Đức Tin là: “Đức Tin không việc làm là Đức Tin chết” (Gc 2,26), và “con người nên công chính do việc làm” (Gc 2,24).


Cả hai khuynh hướng vừa nói đều có tình trạng quá khích: khi “nội tâm” trở thành lý do để miễn “việc làm”, và khi “việc làm” trở thành lý do để tự mãn (như Pharisiêu Lc 18,11-12) hay trở thành việc thuần tuý bề ngoài hoặc thuần tuý xã hội tự nhiên!… Thường thường quá khích bên nọ sẽ cảnh tỉnh quá khích bên kia!


Nếu giữ được cương vị đúng đắn, hai khuynh hướng trên đều tốt và cần cho những người có tính tình am hợp.



Đề tài trao đổi


1. Hai khuynh hướng sống Đức Tin trên, bạn thấy bạn hợp khuynh hướng nào? Tại sao?
2. Tại sao Đức Tin thực sự phải là Đức Tin sống?


Về Đầu Trang Go down
 
Giáo lý Tín lý - Bài 4: Đời sống đức tin
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Đức Giáo Hoàng thúc giục người Mễ Tây Cơ sống đức tin để tìm kiếm hy vọng
» Tuần Thánh: Tại sao người Công Giáo hiểu Sinh Thì là chết mà không phải là sống?
» GS VŨ QUỐC THÚC ĐÃ CÙNG 24 TÂN TÒNG KHÁC GIA NHẬP GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ VIÊT NAM PARIS
» Giáo Hạt Mỹ Điện - Giáo Phận Thanh Hóa Thi Chung Kết Giáo Lý
» Một ân nhân hiến tặng 1.7 tỷ Euros cho giáo phận Công Giáo ở Ý

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Giáo lý-
Chuyển đến