Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tĩnh tâm - Cánh buồm mở hướng

Go down 
Tác giảThông điệp
phuonghoang1012
Thành viên Nhiệt tình
Thành viên Nhiệt tình
phuonghoang1012


Tổng số bài gửi : 60
Points : 101
Rep power : 0
Join date : 26/02/2011

Tĩnh tâm - Cánh buồm mở hướng Empty
Bài gửiTiêu đề: Tĩnh tâm - Cánh buồm mở hướng   Tĩnh tâm - Cánh buồm mở hướng I_icon_minitimeThu Sep 01, 2011 11:36 pm

Trang giáo dân: Tĩnh tâm - Cánh buồm mở hướng
GIÁO DÂN
NH TÂM

Đức-An

Khi cầm tập “Tĩnh Tâm”, tôi cảm thấy nôn nao, và hồi hộp, vì biết rằng trong đó là cả một kho tàng quý giá, những tư tưởng, những tâm tình và những lời chỉ giáo có giá trị. Riêng hai từ “Tĩnh Tâm” đọc và suy nghiệm cũng đã thấy quá thâm thúy. Thật vậy, định nghĩa và phân tích hai từ Tĩnh Tâm ta mới thấy có ý nghĩa. Tĩnh: nơi không ồn ào, náo động, là môi trường thanh vắng. Tâm: trung tâm của tình cảm, thường gọi là trái tim.

Nếu xét về phương diện vật lý, tim là một cơ quan lọc và chuyển máu nuôi cơ thể. Nhưng xét về giá trị tinh thần, ta phải nhận rằng: Tim là một cơ quan kỳ diệu mà Tạo Hóa đã ban cho. Tim biết rung động khi gặp những cảnh ngộ khác nhau, nó là một cây đàn muôn điệu. Đôi khi tiếng nói của con tim, lý trí không thể giải thích. Chính trái tim lại liên quan mật thiết với não. Nói tới “Tĩnh Tâm” là nói tới một tâm hồn hướng thượng.

“Hình nhi thượng học” của Nho giáo đã cho thấy sự huyền diệu và quyền năng của Thượng Đế khi tạo dựng con người. Đó cũng là giá trị của con người vượt trên muôn loài. Nhưng tâm có tĩnh mới nhận ra con người thật của mình có 2 tính: thú tinh và thần tính, nhưng thần tính luôn bị lấn át bởi thú tính. Đó cũng là do tâm thức của con người. Tâm có sáng, thức mới đúng. Mà tâm sáng là tâm tĩnh, ngược lại nếu tâm động là tâm tối. Vậy nên thường xảy ra những cuộc chiến giữa “thú” và “thần”.

Một câu chuyện kể rằng: Trong chuyến hải hành, trên tàu gồm 1 thuyền trưởng và 40 thủy thủ. Tàu rời bến được nửa tháng thì gặp một hoang đảo. Thuyền trưởng cho lệnh ghé tàu vào đảo nghỉ. Khi chơi trên đảo, thuyền trưởng tìm được một khối nam châm lớn. Ông quá mừng, mang lên tàu và cho lệnh rời đảo. Tàu đi theo hướng hải bàn chỉ, được hai ngày, ông phát hiện mình đã lạc hướng, vì kim hải bàn chỉ quay về hướng khối nam châm. Cuối cùng, ông quyết định ném khối nam châm xuống biển.

Người Kitô hữu chúng ta, khi chịu bí tích Thánh tẩy, Chúa đã trao cho mỗi người một la bàn. Kim la bàn luôn chỉ về Thiên-Chúa. Nhưng rồi khi con người trưởng thành đã ham mê vật chất, kim la bàn đổi hướng chỉ về tiền bạc. Chính nó là khối nam châm tỏa ra một từ trường quá mạnh, thế là con người mất định hướng. Làm sao bây giờ? Con thuyền cuộc đời đang lênh đênh trên biển trần thế với bao sóng to gió lớn. Đôi lúc, con thuyền bị vùi giập muốn chìm sâu xuống lòng biển. Vâng, chỉ khi nào ta quyết định ném khối nam châm (tiền bạc) xuống vực sâu, lúc đó kim la bàn mới chỉ đúng hướng “quy chiếu về Thiên-Chúa”.

Bởi thế, ta hãy để Tin Mừng là kim chỉ nam cho cuộc đời. Tuy nhiên, để Tin Mừng có hiệu quả đích thực, ta không chỉ biết và học Tin Mừng, mà điều cốt yếu là sống Tin Mừng, biến Tin Mừng thành hành động. Nếu không tất cả sẽ trở nên vô nghĩa.

Tuy nhiên, xã hội ngày nay với cuộc sống xô bồ, con người luôn bị cuốn hút vào vòng xoáy của các chủ nghĩa. Kỹ thuật khoa học phát triển quá nhanh, con người phải chạy đua với thời gian, thay đổi đến chóng mặt, còn đâu mà nghĩ tới bản thân, còn đâu thời gian để thinh lặng. Vì thế, nói tới hai từ “Tĩnh Tâm”, người ta cho là thừa, là cổ hủ. Đôi khi còn phải nghe những giọng cười mỉa mai.

Qua phần trình bày trên, tôi xin mạn phép thưa: người Kitô hữu chúng ta cần đặt lại vấn đề, để hai tiếng “Tĩnh Tâm” trở thành định luật. Lời tuyên hứa khi chịu phép Rửa tội vẫn còn vang vọng trog tâm hồn chúng ta. Đã quyết theo Chúa, không lẽ ta chỉ theo nửa chừng!

Đức Giêsu đã là gương cho ta bài học thinh lặng. Trong 30 năm sống trong gia đình tại Nazarét, dù vất vả về sinh kế, Ngài vẫn không bỏ lỡ những giờ thinh lặng để cầu nguyện cùng Chúa Cha. Rồi khi cha nuôi qua đời, Chàng thanh niên Giêsu phải gánh trọn trách nhiệm mưu sinh cho gia đình, Chàng vẫn dành những giờ tĩnh tâm suy nghĩ về chương trình Cứu chuộc của Chúa Cha mà Ngài phải đóng vai chính. Rồi ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, dù bận rộn tới đâu sau một ngày, Ngài vẫn dành những giờ thinh lặng nơi thanh vắng để cầu nguyện.

Thật vậy, Chúa đã đặt vấn đề “Tĩnh Tâm” rất cần cho cuộc sống chúng ta và Chúa cũng đã dạy các Tông đồ phải thực hiện, để suy nghĩ và xét về mình.

Sau này nhà triết học J.Goethe đã khẳng định: “Trí tuệ con người trưởng thành trong “thinh lặng”, còn tính cách trưởng thành trong “bão táp”.


CÁNH BUỒM MỞ HƯỚNG



Nguyễn Văn Xuân, Gx An Bình, k F



Tôi mệt mỏi rã rời sau một ngày làm việc tăng ca vất vả trở về. Giờ này, Thánh lễ chiều nơi xứ đạo tôi cũng đã song. Tôi lặng lẽ ghé vào một Thánh đường còn mở cửa, không một bóng người. Quì nơi góc Giáo đường cầu nguyện. Tôi muốn nhìn lại chính tôi giữa biển đời khổ hạnh, mênh mông vô tận này. Nhìn tôi, nhìn Chúa, nhìn người. Lúc này, tôi nghĩ nhiều đến bản thân, gia đình làng xóm, xứ đạo và quê hương đất nước tôi.

Bản thân tôi thì cũng bị cuốn hút theo dòng chảy của đời. Gia đình tôi, các con tôi cũng chao đảo lao vào học hành, thêm giờ, thêm buổi, trường này, trường kia. Làng xóm tôi thì vội vã ngổn ngang với cơm áo gạo tiền, nhà ai nấy biết. Tất cả sự gần gũi Chúa hầu như rất ít. Còn xứ đạo tôi vẫn thế: “Một ngày như mọi ngày” không thấy có gì đổi mới.

Quê hương đất nước tôi thì mỗi ngày mỗi tiến bộ văn minh. Đường xá trung ương lộ, thành phố lộ, huyện lộ, hương lộ thay đổi chóng mặt, nhà cao tầng mọc khắp nơi. Người ta đua đòi chạy theo vật chất với nền văn minh Âu, Á tràn vào. Các chương trình học thêm, ti vi, e-mail, chat, internet... ngần ấy thứ đã đủ cho người ta không còn thời gian nghĩ đến Chúa.

Nhu cầu hưởng thụ càng cao, tiệc tùng linh đình to tát, ăn nhậu, họp lớp, họp bạn, giao tế, sinh nhật, thôi nôi, mừng thọ, nay bày ra kỉ niệm này, mai kỉ niệm kia, làm sao có dư tiền dành cho Chúa, mà Chúa thì rất cần tiền. Bởi vì ngoài trời kia giữa đêm đen, nơi vỉa hè thành phố Chúa vẫn gõ cửa từng nhà. Chúa là công nhân, là phu quét đường, là người hành khất, Chúa là mảnh ván mục trên nước đọng sình lầy, Chúa sống trong những căn nhà ổ chuột. Người ta bắt Chúa làm đủ thứ trên biển đời khổ hạnh.

Tôi chợt nghĩ về hai mươi mấy năm trước đây, chúng tôi cùng người dân thành phố Hồ Chí Minh này, xếp hàng nhau mua từng kí gạo, kí bo bo, cơm độn sắn khoai thường nhật. Nay ở mai về kinh tế mới. Đúng là thời điểm nhu cầu vật chất chỉ cần cơm no, áo ấm là đủ. Đi tìm một vũ truờng, một tụ điểm mại dâm, hát karaoke hay kiếm một túi heroin. Những chuyện chia chồng sẻ vợ, li dị nhau đòi quyền bình đẳng phi luân, ông nem, bà chả quả thật hi hữu. Người ta nói nhiều đến Chúa hơn và bám lấy Chúa như một cứu cánh Thần Thánh, người ta chia sẻ với nhau những lời kinh nguyện. Tôi coi đây như là thời điểm tu thân tích đức vậy.

Giờ đây; Thời điểm của ăn ngon, mặc đẹp, của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn minh, vật chất hoá. Nhưng tôi lại thấy những vũ trường nhan nhản khắp nơi, mại dâm đứng xếp hàng chờ đến lượt, những tụ điểm hát karaoke, cà phê và bia ôm mọc như nấm. Hàng đống ống chích trơ trơ bên những xóm vắng, tha ma hay những căn nhà hoang như thách đố với nền đạo đức nhân bản của con người đang suy đồi.

Bạn bè các con tôi lũ lượt ra trường, lao vào cuộc sống. Họp lớp, nhóm bạn, gặp nhau chẳng đứa nào nói chuyện đạo đức, toàn thầm so găng nhau qua công ăn việc làm, điện thoại di động, xe to, xe nhỏ, qua đồng lương cao thấp, địa vị xã hội, qua những cuộc giao tế ăn chơi. Lúc này, người ta bán Chúa chứ không còn bám lấy Chúa như xưa.

Tượng thánh giá Chúa đeo dây dù trên cổ ngày xưa mẹ tôi vẫn đeo giờ còn ai đeo nữa, người ta đeo Chúa bằng vàng, càng to càng giá trị. Coi Chúa là những phương tiện trang sức khoe của. Đó là chưa kể trên những bộ ngực hở hang nơi vũ trường, những tụ điểm ăn chơi. Ơ nơi đó, chắc Chúa cũng phải nghẹt thở hay chóng mặt. Kinh Thánh, Kinh Phật gần như chỉ còn nhường lại cho những nhà chuyên môn. Gia đình ít còn tiếng kinh niệm tụng ngày nào.

Tôi coi đây là thời điểm của sự tha hoá nền đạo đức của con người. Đứng trước thực trạng trên, chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng một con người đúng nghĩa, giữa hai phần: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần (tâm linh).

Trước những giông bão của nền văn minh vật chất ào ạt tràn vào với đầy tha hoá ấy, đang là một thách đố lớn với tất cả mọi tâm hồn muốn sống cho ra người, muốn làm con cái Thiên Chúa. Một lệnh vụ lớn lao vô cùng với chúng ta như một sự thách đố giữa lòng thời đại.

Làm sao mỗi người chúng ta phải là một chứng tá đức tin để mọi người không cùng tôn giáo nhìn chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta là người Công giáo,

Linh hồn của Tin Mừng, chứng tá của đức tin là sự biết chia sẻ cùng kẻ khác với yêu thương và lòng nhân ái, yêu Chúa, yêu người cùng nhau đồng hành tiến về cùng đích là Cha trên trời.

Mọi người chúng ta là con cái Thiên Chúa, Ngài trao ban sứ mạng là phải đi chài cá người, đó là một lệnh vụ khẩn thiết mà ta từ chối, là từ chối chính Ngài. Kẻ không biết thì còn được tha thứ, kẻ biết mà không thi hành thì thật là đáng tội.

Muốn được vậy, mỗi người trong chúng ta phải sống và hành động theo Tin Mừng của Chúa. Hãy lấy Tin Mừng sống và thực hành, như lời Đức Khổng Tử : “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Bằng con đường đó mới đem Tin Mừng lại cho khắp chúng sinh đang mê ngủ, đắm chìm giữa biển khổ sông sâu thời đại.

Hãy dành nhiều thời giờ, tiền bạc cho Chúa qua việc phục vụ anh em đồng loại của mình, hãy là một vì sao sáng giữa bầu trời đêm đen sa đoạ của nhân loại. Hay một Têrêsa bé nhỏ với đđầy nhân đức, đặc biệt là những ước mơ đẹp của nàng, mà ước mơ đẹp nhất là xin được yêu Chúa như yêu mình, đem Tin Mừng chia sẻ cùng người khác...

Đứng trước một xã hội cái gì cũng hoá, tại sao chúng ta không đạo đức hoá, Tin Mừng hoá nhập thế như men trong đấu bột đời.
Tôi đang đắm chìm vào những suy nghĩ miên man bỗng người coi nhà thờ như đang chờ tôi từ lâu khẽ nhắc. Tôi thầm xin lỗi ra về nhưng lòng như còn muốn ở lại với Chúa biết bao nhiêu.

Trên đường về, với những làn gió thoang thoảng tôi khẽ hát “Kinh cầu hoà bình” lòng thật nhẹ nhàng hạnh phúc.

Vâng, lạy Chúa! Chúa đã như cánh buồm mở hướng đời con.
Về Đầu Trang Go down
 
Tĩnh tâm - Cánh buồm mở hướng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Album Tình Chúa trên muôn nẻo của Cha Vic. Nguyễn Văn Cảnh ^.^
» CHUYỆN BẠN TRẺ: THÔNG ĐIỆP TÌNH YÊU VÀ TÌNH YÊU THẬT
» THẮNG CẢNH PHÚ QUỐC
» Ngư dân Phú Quốc được cấp máy trực canh nhận tin bão
» Bể cá cảnh sống động trên Desktop

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Thông điệp yêu thương-
Chuyển đến