Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

  Đức Phanxicô: nhìn từ trong và nhìn từ ngoài

Go down 
Tác giảThông điệp
mariatigon
Tiểu Thiên Thần
Tiểu Thiên Thần



Tổng số bài gửi : 282
Points : 846
Rep power : 0
Join date : 14/03/2012

 Đức Phanxicô: nhìn từ trong và nhìn từ ngoài  Empty
Bài gửiTiêu đề: Đức Phanxicô: nhìn từ trong và nhìn từ ngoài     Đức Phanxicô: nhìn từ trong và nhìn từ ngoài  I_icon_minitimeTue Mar 19, 2013 8:40 pm

Đức Phanxicô tiếp tục gây ngạc nhiên trong bộ áo chùng trắng và đôi dầy đen đơn giản. Người ta ghi nhận nhiều câu chuyện thật nhỏ mà thật to của ngài, như vụ trực tiếp gọi điện thoại cho cha bề trên cả Dòng Tên nhưng không được nói với ngài ngay mà phải nói với một người canh cửa, một người lầm tưởng ngài với một anh chàng lunatic (điên, sống trên cung trăng) nào đó. Nhiều Youtube gần đây cho thấy ngài vui đùa thoải mái như thế nào với các hồng y anh em. Nội cái tên Phanxicô cũng gây nhiều ngạc nhiên, cho tới khi ngài trả lời báo chí ngày 15 tháng 3 vừa qua. Tên ấy nguyên tuyền là của Thánh Phanxicô Assisi. Nhưng trong khi người ta chỉ chú trọng tới tinh thần nghèo khó của vị sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn, thì ngài tìm thấy nơi vị thánh này đến 3 đức tính sáng ngời, đủ làm cương lãnh cho triều Giáo Hoàng của ngài, và bất cứ triều giáo hoàng nào của thế kỷ 21: yêu nghèo khó, yêu hòa bình và yêu sáng thế.

Ngoài việc gán cho ngài tội đồng loã với độc tài quân sự Argentina trong biến cố bạo hành hai người anh em trong Dòng lúc còn là một giám tỉnh trẻ tuổi, báo chí thế giới đều chào mừng và ca tụng Đức Phanxicô và coi ngài xứng đáng lãnh đạo 1.2 tỷ người Công Giáo trong hành trình độc đáo của họ. Nơi quảng đại quần chúng, các phản ứng đối với việc bầu cử này đại đa số là tích cực, ngoại trừ một số “tweets” của những kẻ chuyên đùa dai hay coi thần thánh như đồ phế thải. Ở đây, chúng tôi chỉ dám dừng lại xem phản ứng của một số người bên trong và bên ngoài nghĩ gì về cuộc bầu cử này. Cụ thể những người anh em Dòng Tên của Đức Phanxicô nghĩ gì về ngài và những người Tin Lành nghĩ gì về vị tân giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo.

No way! Không cách gì được bầu!

Viết cho tạp chí Time ngày 15 tháng 3, linh mục James Martin, S.J., chủ bút ngoại biên (editor at Large) của tờ America, cho rằng khi được hỏi về triển vọng Đức HY Bergoglio, người anh em cùng dòng với mình, có thể được bầu làm giáo hoàng hay không, đã trả lời: No way! Không cách chi được bầu. Cha Martin nhấn mạnh thêm, không phải riêng ngài, mà đa số anh em trong Dòng đều nghĩ vậy.

Dĩ nhiên không phải vì tu sĩ Dòng Tên không xứng đáng “ngự” trên Tòa Phêrô, mà vì họ khác quá, khác đến độ trở thành ngoại biên. Cha Martin kể lại 25 năm trước, lúc ngài thông báo quyết định gia nhập Dòng Tên với một vài người bạn, ai cũng gãi đầu hỏi “vào dòng gì?”. Đối với họ Dòng Tên đâu phải Công Giáo, dù họ biết rõ Dòng này đã sáng lập nhiều đại học như Georgetown, Boston College và Fordham và rất nhiều cao đẳng mang tên Loyola…

Cái khác của các linh mục Dòng Tên là cái khác chung so với các linh mục triều, những vị chuyên lo việc giáo xứ: cử hành Thánh Lễ, chủ tọa các buổi rửa tội, cưới xin và an táng; trông coi trường học và thăm viếng giáo dân. Giống các dòng tu khác, ngoài công tác giáo dục, linh mục Dòng Tên là giám đốc tĩnh tâm, tuyên úy bệnh viện và nhà tù, và đảm nhiệm nhiều chức vụ đa dạng khác như địa chất gia, nhạc sĩ, thiên văn gia, nhà tranh đấu xã hội, nhà vật lý và nhà văn…

Tất cả đều là ý hướng ban đầu của Dòng, một ý hướng không hẳn để trở thành “Phản Cải Cách” như có người lầm tưởng nhưng là để “giúp linh hồn” người ta. Tuy nhiên, có bao nhiêu tu sĩ Dòng Tên thì có bấy nhiêu cách giúp đỡ linh hồn người khác. Thành thử, theo Cha Martin, cuộc sống của tu sĩ Dòng Tên thường đem họ ra bên lề, tới những nơi mà các linh mục khác thường không được phái tới.

Đó chính là yếu tố giải thích việc khó có thể có việc bầu một tu sĩ Dòng Tên làm giáo hoàng. Họ khác với đa số các vị trong hồng y đoàn. Nhưng bây giờ nhìn lại, hình như Đức Hồng Y Bergoglio có khác với các tu sĩ Dòng Tên khác! Trước khi được phong giám mục, Jorge Bergoglio đã không phải chỉ là một tu sĩ Dòng Tên khấn giữ nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời, mà còn là một nhà lãnh đạo của Dòng. Sau khi thụ phong linh mục, ngài làm giám tập tại Argentina, một chức vụ chủ yếu được tu sĩ Dòng coi là chức vụ quan trọng nhất, vì vị này chịu trách nhiệm huấn luyện linh đạo cho các tập sinh. Người được chọn vào chức vụ này thường có tiếng về đạo đức và phán đoán.

Sau đó, Cha Bergoglio được Cha Bề Trên Cả tại Rôma chọn làm giám tỉnh Argentina, coi sóc mọi tu sĩ của Dòng trong vùng, không những có trách nhiệm chỉ định thừa tác vụ cho họ mà còn phải chăm lo cho họ như những cá thể nữa. Thánh Inhaxiô thành Loyola muốn giám tập và giám tỉnh phải là người, trước nhất, yêu thương anh em Dòng Tên của mình và hết lòng chăm lo cho họ từ lúc còn trẻ tới lúc về già. Giám tỉnh phải chăm lo cho một tu sĩ 20 tuổi đang nghi ngại về ơn gọi của mình cũng như một linh mục 90 tuổi đang hấp hối tại một bệnh xá của Dòng sau một đời phục vụ. Vì thế, theo Cha Martin, Đức Phanxicô có kinh nghiệm tuyệt vời về quản trị cả trong lãnh vực thực tiễn và thiêng liêng.

Niềm vui giữa các tu sĩ Dòng Tên là điều hiển hiện. Mấy giờ sau cuộc bầu cử, Bề Trên Cả viết thư cho anh em mình trên khắp thế giới và hứa hẹn sẽ cầu nguyện cho “người anh em của chúng ta”. Nhưng việc khó có thể được bầu làm giáo hoàng vẫn là điều làm ngạc nhiên mọi người trong Dòng, cho tới tận ngày 15 tháng 3: “tôi không thể tin được!”, đó là điều đa số anh em trong Dòng phát biểu. “Chúng mình quá khác!”. Phải chăng các hồng y đi kiếm một điều gì đó, một ai đó khác biệt, nên “cái khác” của Bergoglio đã lôi cuốn các ngài. Nhất là trong bầu khí rò rỉ hiện nay, có lẽ các hồng y muốn tìm một ai đó có cái nhìn khác về sự việc để chuyển nền bàn giấy đi theo hướng mới. Hình như câu bông đùa của Đức Phanxicô trên bancông Nhà Thờ Thánh Phêrô đêm nào cũng muốn xác nhận nhận định vừa kể: Một ai đó ở bên lề, “ở tận cùng trái đất”, có thể cần cho tâm điểm Giáo Hội.

Khuôn mặt mới của Đạo Công Giáo hoàn cầu

Một linh mục Dòng Tên khác là Matt Malone, chủ bút tạp chí America, người suốt tuần qua có mặt tại Vatican để theo dõi cuộc bầu tân giáo hoàng, đã cho đăng tải bức hình Đức Phanxicô đang tươi cười dùng cả hai tay nắm lấy tay của nhiều người bên đường trước cái nhìn đầy lo lắng của nhân viên an ninh. Một hình ảnh nữa nói lên “khuôn mặt mới của Đạo Công Giáo hoàn cầu”. Cha Malone nói thế.

Giải thích về tấm hình trên, Cha Malone cho hay: cuộc cách mạng trong những cử chỉ nhỏ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn tiếp diễn. Sáng Chúa Nhật, sau khi cử hành Thánh Lễ tại một xứ đạo của Vatican, ngài đã đứng bên ngoài cửa trước của nhà thờ để chào hỏi mọi người như thói quen của một cha xứ. Rồi sau đó, ngài đã “tự phát” ra gặp đám đông đang đứng chật bên hè phố, bắt tay họ, hôn trẻ thơ và ban phép lành.

Sau đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin, đức tân giáo hoàng đã ra ngoài bản văn soạn sẵn để khuyên tín hữu đọc cuốn sách sắp xuất bản của Đức Hồng Y Kasper về lòng thương xót và sau đó, chúc mọi người một bữa ăn trưa ngon. Nói một cách khách quan, những cử chỉ này không lớn lao chi, nhưng trong bối cảnh hiện nay, chúng rất có giá trị. Ta đã tiến tới chỗ có quyền chờ mong nơi các vị giáo hoàng một thái độ ít mầu mè hơn.

Cha Malone cũng cho rằng trong mấy ngày đầu tiên đầy tự phát năng động này đã giúp người ta khỏi lo lắng về tuổi tác của Đức Phanxicô: kỳ diệu thay, nơi ông già 76 tuổi này, người ta khám phá được một sức tươi trẻ trong mọi điều ngài làm. Và dường như ngài đang tạo ra một thế hệ mới: trong số rất nhiều người có mặt tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô để cùng nguyện kinh Truyền Tin với Đức Phanxicô, nhiều thiếu và thanh niên đã theo dõi kinh đó bằng tiếng La Tinh trên Iphone để có thể thưa lại cho đúng. Nếu không phải là tân phúc âm hóa, thì Cha Malone không biết đó là gì nữa!

Và trong bầu khí bất phân thắng bại của cuộc tổng tuyển cử tại Ý hiện nay, Cha Malone cho rằng: việc Giáo Hội Công Giáo chỉ cần 48 tiếng đồng hồ đã chọn được vị thủ lãnh mới cho thấy việc báo chí thế tục đòi Giáo Hội Công Giáo phải dân chủ hơn dường như không còn thích đáng nữa!

Uống trà Maté với người Tin Lành

Trang mạng của hệ phái tin lành của mục sư Billy Graham, www.christianitytoday.com, ngày 14 tháng 3, có đăng bài của Melissa Steffan phỏng vấn nhà truyền giảng trứ danh người Argentina là Luis Palau. Ông này cho hay rất xúc động khi nghe tin Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm giáo hoàng, xúc động vì Argentian, xúc động vì nhân cách của ngài, xúc động vì sự cởi mở của ngài đối với Kitô Hữu Tin Lành, và xúc động vì ngài là bạn thân của ông.

Sau cơ mật viện 2005, ông tỏ ý tiếc Bergoglio không được bầu, và nói với ngài: hy vọng lần sau. Nhưng Bergoglio bảo ông: không, tôi đã quá già. Thành thử, kết quả cuộc bầu ngày 13 tháng 3 hết sức ngạc nhiên, vì ông nghĩ Bergoglio đã quá tuổi, hơn nữa vì lần trước còn chưa thắng thì lần này đâu thắng nổi. Không ngờ: ngài vẫn đã thắng! Ngài đâu có quá già.

Nhận dịnh về nhân cách, Palau cho hay: Bergoglio biết Thiên Chúa trong chính bản thân ngài. Cách ngài cầu nguyện, cách ngài thân thưa với Chúa là cách của một người quen biết Chúa Giêsu Kitô và hết sức thân thiết với Người. Cầu nguyện không khó khăn gì đối với ngài. Ngài không cần phải đọc gì mới cầu nguyện được; ngài cầu nguyện với Chúa một cách hoàn toàn tự phát. Đây là dấu chỉ mọi sự sẽ diễn ra tốt đẹp dưới triều giáo hoàng của ngài.

Ngài rất ấm áp, lịch thiệp và tâm linh. Không hẳn ngài luôn mỉm cười ở mọi nơi, nhưng quả ngài rất ấm áp; không ai thấy lạnh lùng hay xa cách từ ngài, luôn ấm áp, hoà mình với người khác. Nói năng lúc nào cũng hòa nhã, luôn luôn xin người ta cầu nguyện cho mình. Gặp ai, ngài cũng xin họ cầu nguyện cho mình. Thành thử không lạ, trên ban công Nhà Thờ Thánh Phêrô, ngài đã xin mọi người cầu nguyện cho mình.

Nhận định về tài lãnh đạo của Đức Phanxicô, mục sư Palau cho rằng Đức Hy Bergoglio là người lấy Thánh Kinh làm trọng tâm, lấy Chúa Kitô làm tâm điểm đời mình. Ngài thiên về tâm linh hơn quản trị. Thực thế, trên bình diện bản thân, ngài nổi về tình yêu bản thân đối với Chúa Kitô, đời ngài thực sự xoay quanh Chúa Giêsu và Tin Mừng. Về tương giao giữa người với người, ngài không phải là người quen thao túng, rất thẳng thắn, nói điều mình nghĩ và làm điều mình nói một cách chân thành.

Dù là người hòa nhã, ngài có những xác tín luân lý rất mạnh và sẵn sàng bảo vệ các xác tín ấy dù phải đương đầu với chính phủ. Đối với cộng đồng Tin Lành, đây là một ngày trọng đại vì “chúng tôi nhận thấy ngài thực sự cở mở, hết lòng tôn trọng các Kitô hữu tin Thánh Kinh; ngài thực sự đứng về phía họ… Điều này đòi nhiều can đảm và xác tín. Bởi thế, các nhà lãnh đạo Tin Lành ở Argentina rất kính trọng ngài vì lối sống bản thân của ngài, vì lòng kính trọng của ngài và vì việc ngài vươn tay ra và dành thì giờ cho họ cách tư riêng.

Về tình yêu đối với người nghèo của Đức Hồng Y Bergoglio, mục sư Palau cho hay: điều này không có nghĩa ngài là một nhà lãnh đạo tôn giáo có tính cách mạng. Ngài không tham gia cuộc chiến tranh giai cấp… Ngài phục vụ người nghèo, làm việc cho họ, nhưng không vụ xúc cảm quá trớn như thần học giải phóng. Ngài cũng là người chú ý tới tuổi trẻ, một tuổi trẻ càng ngày càng thế tục hơn. Mỗi lần nói đến tình thế của Kitô Giáo trên thế giới, bao giờ ngài cũng nói tới việc thế tục hóa và khuynh hướng tách ly khỏi Giáo Hội của thế hệ trẻ. Nhất định ngài sẽ tích cực thúc đẩy kế hoạch tân phúc âm hóa hiện nay vì ngài hiểu rõ và dấn thân cho việc này.

Riêng đối với giới Tin Lành, dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, các liên hệ sẽ tốt hơn, các căng thẳng sẽ dịu bớt. Dĩ nhiên không ai chờ mong người Tin Lành và người Công Giáo sẽ đồng ý với nhau về mọi khía cạnh. Các dị biệt tín lý vẫn còn đó, nhưng khi có các thái độ thích đáng đối với nhau và đối với lời Chúa, thì ánh sáng của Chúa sẽ đến, chấm dứt các đụng độ chạm trán, một điều đã được chứng tỏ khi ngài còn là tổng giám mục tại Buenos Aires. Nhiều cây cầu hơn đã được bắc, nhiều lòng tôn trọng lẫn nhau hơn, hiểu biết các dị biệt nhiều hơn và nhấn mạnh nhiều hơn tới những điểm đồng thuận: thần tính của Chúa Giêsu, được sinh ra bởi một trinh nữ, sống lại và tái lâm…

Nói về kỷ niệm bản thân, mục sư Palau nhớ có lần Đức Hồng Y Bergoglio tâm sự: “Anh biết giám đốc tài chánh của tổng giáo phận Buenos Aires chúng tôi là một Kitô hữu Tin Lành”. Được hỏi điều đó có nghĩa gì, ngài trả lời: “tôi tin tưởng ông ta, chúng tôi dành thì giờ đọc Sách Thánh, cầu nguyện với nhau, và uống maté (một thứ trà xanh của Argentina) với nhau nữa”. Tin tưởng nhau và bằng hữu với nhau, trọng điểm là đấy.

Một trong những khuôn mặt công cộng nhất của Kitô Giáo

Trong một bài nhận định đăng ngày 14 tháng 3 trên trang mạng Tin Lành nói trên, Ruth Moon cho rằng ngoài việc là người Nam Mỹ và Dòng Tên ra, Đức Phanxicô được người Tin Lành chú ý vì ngài đóng vai trò quan trọng của một trong những khuôn mặt công cộng nhất của Kitô Giáo. Trên khắp thế giới, có hàng triệu người không hề biết các dị biệt giữa người Thệ Phản và người Công Giáo. Đối với họ, Kitô hữu là Kitô hữu, do đó, đức giáo hoàng là người nói thay cho các Kitô hữu nói chung.

Dù sao, người Tin Lành Mỹ cũng phải biết ơn quan điểm bảo thủ của Đức Phanxicô về các vấn đề như phá thai và hôn nhân đồng tính. Trong khi ấy, tập chú của đức tân giáo hoàng về người nghèo và lối sống khắc khổ của ngài cũng đáng được họ thảo luận. Tại Hoa Kỳ, người ta nói nhiều tới giai cấp trung lưu và giai cấp giầu có, ít ai nói tới người nghèo. Nên Đức Phanxicô chắc chắn sẽ đem họ trở lại với việc chăm sóc người nghèo và người yếu thế của Thánh Kinh và của Kitô Giáo ban đầu.

Một giáo hoàng cho mọi Kitô hữu

Trong một bài xã luận ngày 13 tháng 3 của trang mạng, Timothy C. Morgan có đặt câu hỏi: tại sao các tín hữu của mọi hệ phái nên quan tâm tới người cầm đầu Giáo Hội Công Giáo? Ông trả lời vì thất bại hay thành công của Giáo Hội Công Giáo có ảnh hưởng lớn lao đối với giáo hội hoàn cầu gồm 2.1 tỷ Kitô hữu thuộc mọi tuyên tín. Điều xẩy ra ở Rôma không chỉ quanh quẩn trong biên giới Vatican, bởi các bức tường phân cách người Công Giáo với người Chính Thống, người Thệ Phản, người Tin Lành, người Ngũ Tuần đang dần dần bị sói mòn. Tất cả cái tai tiếng mà người ta nói Vatican đang vướng phải càng làm Kitô hữu nhận ra sự thật này: một Giáo Hội Công Giáo lành mạnh, chú tâm truyền giảng Tin Mừng có lợi cho mọi giáo hội và chính nghĩa của Chúa Kitô.

Ai cũng biết các Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI đều đã sử dụng chức vụ dạy dỗ của mình một cách tuyệt điệu. Các ngài cổ vũ tính thánh thiêng của sự sống chống lại thứ văn hóa phá thai và giết người cách êm ái. Các ngài lên tiếng chống lại chủ nghĩa duy tục đầy sói mòn. Cả hai vị đều đã triệu tập nhiều cuộc thảo luận giữa các Kitô hữu và tín hữu Hồi Giáo và giữa các quốc gia có chiến tranh với nhau. Các ngài khuyến khích cuộc thảo luận thần học liên tục giữa các học giả Công Giáo và Thệ Phản về công chính hóa, thẩm quyền giáo hội, và cái hiểu đúng về Trinh Nữ Maria.

Timothy cho rằng ít có định chế Kitô Giáo nào có tầm cỡ lịch sử như Giáo Hội Công Giáo trong các lãnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục và việc bác ái. Tầm cỡ này đáng được mọi giáo hội Kitô hợp tác. Ông cũng cho rằng các liên hệ đại kết chưa bao giờ nồng ấm như ngày nay: Giáo Hội Công Giáo, khi chào mừng anh chị em Anh Giáo trở về, đã tôn trọng căn tính Anh Giáo của họ. Tuy căng thẳng vẫn còn nhiều, nhưng Timothy nhấn mạnh rằng dù người Thệ Phản muốn hay không, chỉ có một người ở Rôma mới có thể gây ảnh hưởng đối với Kitô hữu của mọi hệ phái để họ sẵn sàng làm việc sốt sắng hơn cho chính nghĩa của Chúa Kitô, đôi khi với nhau và đôi khi trung thành trong chính truyền thống riêng của mình. Chính vì thế, mọi Kitô hữu phải cầu nguyện cho vị tân giáo hoàng.

Vũ Văn An
Về Đầu Trang Go down
 
Đức Phanxicô: nhìn từ trong và nhìn từ ngoài
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thông Tin :: Thông Tin - Tin tức Giáo Hội-
Chuyển đến