Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Giáo luật quy định như thế nào về năng quyền giải tội?

Go down 
Tác giảThông điệp
phuonghoang1012
Thành viên Nhiệt tình
Thành viên Nhiệt tình
phuonghoang1012


Tổng số bài gửi : 60
Points : 101
Rep power : 0
Join date : 26/02/2011

Giáo luật quy định như thế nào về năng quyền giải tội? Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo luật quy định như thế nào về năng quyền giải tội?   Giáo luật quy định như thế nào về năng quyền giải tội? I_icon_minitimeTue Mar 01, 2011 6:15 pm

GIÁO LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ NĂNG QUYỀN GIẢI TỘI ?

1. NĂNG QUYỀN GIẢI TỘI

Theo quy định chung của Giáo luật, chỉ có tư tế (Giám Mục, Linh mục) mới là thừa tác viên của Bí tích Sám Hối (Điều 965). Tuy nhiên, để giải tội thành sự, ngoài quyền thánh chức, thừa tác viên còn buộc phải có năng quyền giải tội (Điều 966 §1).

Người nào không thể ban bí tích giải tội cách thành sự mà dám ban bí tích Giải Tội hoặc nghe xưng tội như bí tích, thì sẽ bị phạt vạ cấm chế tiền kết, và bị vạ huyền chức nếu họ là giáo sĩ (Điều 1378 §2, 20). Tuỳ mức độ nghiêm trọng của tội phạm, có thể thêm những hình phạt khác nữa, kể cả vạ tuyệt thông (Điều 1378 §3).

Năng quyền giải tội này có thể được thủ đắc bằng hai cách: hoặc chiếu theo chính luật hoặc do nhà chức trách có thẩm quyền ban cấp (Điều 966 §2).

1.1. NĂNG QUYỀN GIẢI TỘI DO CHÍNH LUẬT BAN CẤP

1.1.1. Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y đương nhiên có năng quyền giải tội cho các tín hữu ở khắp nơi trên thế giới, không có một giới hạn pháp lý nào (Điều 967 §1).

1.1.2. Các Giám Mục cũng có năng quyền giải tội cho các tín hữu ở khắp nơi trên thế giới (ad validitatem). Nhưng các ngài sẽ không thể thi hành năng quyền ấy cách hợp thức (ad liceitatem) trong lãnh thổ của một giáo phận khác, nếu vị Giám Mục giáo phận ấy từ chối điều đó trong một trường hợp đặc biệt (Điều 967 §1).

1.1.3. Những linh mục (triều và dòng) có năng quyền giải tội thường xuyên chiếu theo chức vụ (x. Điều 968 §1)hoặc do Đấng Bản Quyền địa phương nơi nhập tịch hoặc nơi mình cư ngụ ban, có thể thi hành năng quyền ấy ở khắp nơi, trừ khi Đấng Bản Quyền địa phương từ chối không cho thi hành, trong một trường hợp đặc biệt (Điều 967 §2).

Trong trường hợp bị từ chối này, linh mục không được quyền giải tội ở tại nơi đó, nếu giải tội thì không thành sự (ad validitatem), trừ trường hợp nguy tử (x. Điều 976).Khác biệt với trường hợp của các Giám Mục vừa nói ở trên (Điều 967 §1), nếu Giám Mục giải tội tại một nơi bị Đấng Bản Quyền địa phương từ chối thì chỉ không hợp thức (ad liceitatem) mà thôi, nhưng vẫn thành sự (ad validitatem).

1.1.4. Những linh mục dòng nào có năng quyền giải tội chiếu theo chức vụ hoặc do Bề Trên có thẩm quyền ban, thì đương nhiên có quyền ấy ở khắp nơi, nhưng chỉ đối với các thành viên của hội dòng hay tu đoàn mình, cũng như đối với những người khác ngày đêm cư ngụ tại một trong các nhà của hội dòng hay tu đoàn.

Tuy nhiên, nếu một Bề Trên cấp cao, trong một trường hợp đặc biệt, từ chối không cho thi hành năng quyền giải tội đối với những người thuộc quyền ngài, thì những vị linh mục dòng này thi hành năng quyền giải tội sẽ không hợp thức (ad liceitatem) nhưng vẫn thành sự(ad validitatem) (x. Điều 967 §3).

1.1.5. Theo Điều 968 §1, chiếu theo chức vụ, những vị sau đây đều có năng quyền giải tội, và mỗi người trong quyền hạn của mình:

- Đấng Bản Quyền địa phương, và những vị được giáo luật đồng hoá theo Điều 368 và Điều 134 §2).

- Vị kinh sĩ xá giải (và vị tư tế xá giải theo Điều 508 §2).

- Cha sở (kể cả cha giám đốc chủng viện, theo Điều 262) và những người thay quyền cha sở (vd. cha giám quản giáo xứ hay cha phó trong trường hợp giáo xứ khuyết vị hay cha sở bị ngăn trở, x. Điều 540-541).

Cha tuyên uý chiếu theo chức vụ cũng có năng quyền giải tội cho các tín hữu đã được trao phó cho ngài săn sóc (Điều 566 §1).

1.1.6. Chiếu theo chức vụ, Bề Trên các hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng hoặc các tu đoàn tông đồ giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng có quyền hành pháp trong việc lãnh đạo chiếu theo quy tắc của hiến pháp, thì có năng quyền giải tội cho các người thuộc quyền mình và cho những người khác ngày đêm cư ngụ trong nhà mình, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 630 §4 khuyên các các Bề Trên đừng giải tội cho những người thuộc quyền mình, trừ khi những người này tự ý yêu cầu (Điều 968 §2).

1.2. NĂNG QUYỀN GIẢI TỘI DO NHÀ CHỨC TRÁCH CÓ THẨM QUYỀN BAN CẤP

1.2.1. Chỉ Đấng Bản Quyền địa phương mới có thẩm quyền ban cho bất cứ linh mục nào (linh mục triều hay linh mục dòng) năng quyền giải tội cho bất cứ tín hữu nào. Nhưng những linh mục là thành viên của một hội dòng không được dùng năng quyền giải tội ấy khi không có phép ít là được suy đoán của Bề Trên mình (Điều 969 §1).

1.2.2. Bề Trên của một hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng hoặc của một tu đoàn tông đồ giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng có thẩm quyền ban cho bất cứ linh mục nào năng quyền giải tội cho các người thuộc quyền của Bề Trên và các người khác ngày đêm cư ngụ trong nhà mình (Điều 969 §2).

2. THỂ THỨC VỀ VIỆC BAN CẤP NĂNG QUYỀN GIẢI TỘI

Bộ Giáo luật còn quy định các thể thức về việc ban cấp năng quyền giải tội, từ Điều 970 đến Điều 973.

2.1. KHẢ NĂNG XỨNG HỢP

Chỉ được ban năng quyền giải tội cho những linh mục nào đã được công nhận là có khả năng xứng hợp qua một cuộc khảo hạch hoặc khi đã biết rõ khả năng của họ bằng cách khác (Điều 970).

2.2. THAM KHẢO Ý KIẾN GIỮA CÁC ĐẤNG BẢN QUYỀN

Đấng Bản Quyền địa phương không được ban năng quyền giải tội thường xuyên cho một linh mục, dù linh mục ấy có cư sở hay bán cư sở thuộc quyền hạn mình, nếu trước đó không tham khảo ý kiến Đấng Bản Quyền của linh mục ấy, trong mức độ có thể (Điều 971).

2.3. THỜI HẠN

Đấng Bản Quyền địa phương và Bề Trên của một hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng hoặc của một tu đoàn tông đồ giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng có thể ban năng quyền giải tội cho một thời gian hoặc vô hạn hoặc hữu hạn (Điều 972)

2.4. BAN CẤP NĂNG QUYỀN BẰNG VĂN BẢN

Năng quyền giải tội thường xuyên phải được ban bằng văn bản(Điều 973), nhưng để cho hợp thức mà thôi. Trong Giáo phận Long Xuyên, Đức Giám Mục Giáo phận ban năng quyền giải tội thường xuyên bằng văn bản cho tất cả các linh mục đang nhập tịch trong Giáo phận, hoặc đảm nhận một giáo vụ trong Giáo phận Long Xuyên, khi Đức Giám Mục trao cho linh mục tập “Hướng Dẫn Mục Vụ và Năng Quyền” (xem số 5.2, trang 21).

Với năng quyền giải tôi này, các linh mục trong Giáo phận có thể thi hành quyền giải tội khắp mọi nơi, trừ khi Đấng Bản Quyền địa phương từ chối không cho thi hành, trong một trường hợp đặc biệt (Điều 967 §2).

Lm LG Huỳnh Phước Lâm

Về Đầu Trang Go down
 
Giáo luật quy định như thế nào về năng quyền giải tội?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tại Havana, Đức Thánh Cha hùng hồn bảo vệ Giáo Hội và quyền tự do tôn giáo
» ĐTC: Cầu cho các gia đình mang gánh nặng đau khổ tìm thấy sức mạnh nơi thập giá
» Giải đáp phụng vụ: Việc lột bàn thờ ngày thứ Năm Tuần Thánh được qui định cho các bàn thờ nào?
» Người Công Giáo Kon Tum cầu nguyện ở nhà tư vì chính quyền tịch thu nhà thờ của họ
» Giải thích Huy hiệu Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thông Tin :: Thông tin- Thông báo của Giáo phận-
Chuyển đến